Các bên ký kết hợp đồng gửi giữ tài sản thì chịu sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ với nhau. Vậy hợp đồng gửi giữ tài sản có bắt buộc công chứng không?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng gửi giữ tài sản có bắt buộc công chứng không?
Cá nhân khi ký kết hợp đồng nói chung và ký hợp đồng gửi giữ tài sản nói riêng luôn đề cao sự thỏa thuận giữa các bên. Đây là một trong những yếu tố cơ bản để các bên thống nhất với nhau về những nội dung được ghi nhận trong văn bản, hợp đồng. Trong hợp đồng gửi giữ tài sản sẽ ghi nhận được quyền và nghĩa vụ của các bên trong đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi phải tiến hành bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi đã hết thời hạn hợp đồng và bên gửi cũng phải trả tiền công cho bên giữ trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công. Với những hợp đồng ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên thông thường sẽ phải công chứng chứng thực để đảm bảo giá trị pháp lý nhưng không phải trường hợp nào khi ký kết hợp đồng cũng phải bắt buộc tiến hành công chứng. Trong bài viết này sẽ liệt kê một số các loại hợp đồng văn bản bắt buộc phải tiến hành công chứng thì mới đảm bảo tính pháp lý khi tiến hành giao dịch.
– Liên quan đến văn bản lựa chọn người giám hộ ( được ghi nhận tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự năm 2015);
– Cá nhân nếu lập di chúc mà người lập di chúc bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ ( quy định tại khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015);
– Văn bản ghi chép của người làm chứng đối với di chúc miệng theo quy định tại khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015;
– Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì không chỉ phải được dịch sang tiếng Việt mà còn phải công chứng, chứng thực;
– Cá nhân có tên trong hợp đồng thuê nhà đã xuất cảnh ra nước ngoài thì phải có văn bản ủy quyền đứng tên mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước (được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 69 Nghị định 99/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 30/2021/NĐ-CP);
– Ngoài ra, những hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng tặng cho nhà ở, hợp đồng góp vốn nhà ở hoặc thế chấp nhà ở, chuyển nhượng mua bán nhà ở thương mại cũng bắt buộc phải thực hiện việc công chứng ( tất cả trường hợp này đã được quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở năm 2014);
– Văn bản nhận thừa kế nhà ở được ghi nhận tại điểm d khoản 1 Điều 31 của
– Hợp đồng mua bán công trình xây dựng không phải là nhà ở hoặc khi ký kết hợp đồng tặng cho công trình xây dựng không phải là nhà ở; văn bản thừa kế công trình xây dựng không phải là nhà ở cũng phải tuân thủ quy định này;
– Trong
– Theo khoản 3 của Điều 167 Luật Đất đai 2013 đã ghi nhận các bên tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hoặc tiến hành ký kết hợp đồng tặng cho, hợp đồng thế chấp, hợp đồng góp vốn; văn bản thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đều phải tiến hành hoạt động này. Trừ trường hợp hợp đồng chuyển nhượng được ký kết với nhau mà một bên là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
– Trong trường hợp cá nhân có nhu cầu thuê đất để xây dựng nhà ở thì hợp đồng thuê đất để xây dựng nhà ở hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để xây dựng nhà ở mà chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là người sử dụng đất cũng như ký kết văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng nhà ở cũng phải thực hiện việc công chứng chứng thực;
– Hợp đồng mua bán cây lâu năm hoặc rừng sản xuất là rừng trồng;
– Ký kết hợp đồng tặng cho cây lâu năm hoặc rừng sản xuất là rừng trồng; cùng với đó là những văn bản thừa kế đối với cây lâu năm hoặc rừng sản xuất là rừng trồng;
– Liên quan đến lĩnh vực về hôn nhân gia đình thì theo quy định tại Điều 47 Luật này, văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn hoặc thỏa thuận về việc chia tài sản chung vợ chồng;
– Trong Luật Tố tụng hành chính năm 2015 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã ghi nhận trường hợp phải tiến hành công chứng như sau:
+ Nếu có văn bản ủy quyền đại diện kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án trong vụ việc dân sự;
+ Văn bản về quyền đại diện kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm trong vụ việc hành chính;
+ Những giấy tờ tài liệu được cơ quan tổ chức cá nhân nước ngoài tiến hành gửi cho Tòa án Việt Nam trong vụ việc hành chính;
+ Các giấy tờ tài liệu do cơ quan tổ chức cá nhân nước ngoài gửi cho Tòa án Việt Nam trong vụ việc dân sự; .. Với những quy định nêu trên, hợp đồng với giữ tài sản không làm một trong các nhóm bắt buộc phải tiến hành công chứng và chứng thực. Tuy nhiên, để đảm bảo trong nội dung thỏa thuận giữa các bên, khi xảy ra những tranh chấp thì có cơ sở căn cứ pháp lý để yêu cầu tòa án giải quyết thì việc công chứng chứng thực văn bản này cũng được khuyến khích để thực hiện.
2. Hợp đồng gửi giữ tài sản đã công chứng có được sửa lại nội dung không?
Theo quy định của Luật công chứng năm 2014 thì văn bản khi tiến hành công chứng có thể sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng. Lỗi kỹ thuật được xác định là lỗi do sai sót trong khi ghi chép, đánh máy hoặc in ấn trong văn bản công chứng mà khi tiến hành việc sửa lỗi đó sẽ không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người tham gia hợp đồng giao dịch. Trường hợp phải thay đổi các nội dung ghi nhận trong văn bản công chứng mà không phải do lỗi kỹ thuật thì sẽ không được tiến hành thủ tục sửa lại văn bản ở công chứng. Trường hợp này cá nhân sẽ tiến hành ký thêm phụ lục điều chỉnh hoặc tiến hành hủy bỏ văn bản đã công chứng được ghi nhận theo Điều 51 của Luật công chứng năm 2014.
– Cá nhân có mong muốn sửa đổi bổ sung hủy bỏ hợp đồng giao dịch đã được công chứng sẽ chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận cam kết trong văn bản của tất cả những người đã tham gia ký kết hợp đồng giao dịch đó;
– Địa điểm để tiến hành sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng giao dịch đã được công chứng sẽ được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện công việc đó, hoạt động này bắt buộc phải được tiến hành bởi công chứng viên.
Xét đến trường hợp sau khi tiến hành công chứng hợp đồng, giao dịch mà tổ chức hành nghề công chứng đã chấm dứt hoạt động hoặc chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng giao dịch này;
– Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng giao dịch đã được công chứng sẽ được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng giao dịch đã được quy định tại Chương V của Luật công chứng năm 2014 quy định về thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.
Như vậy, hợp đồng với giữ tài sản sau khi đã công chứng hoàn toàn có thể tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng này. Yêu cầu sửa đổi nội dung công chứng phải nêu ra được lý do chính đáng và có sự thống nhất từ tất cả những người tham gia hợp đồng giao dịch.
3. Quyền và nghĩa vụ của bên giữ tài sản:
Hiện nay, bên giữ tài sản phải đảm bảo quyền và nghĩa vụ đã được ghi nhận tại Điều 55 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 558 của Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
– Liên quan đến nghĩa vụ của bên giữ tài sản:
+ Có trách nhiệm bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận ban đầu khi trả lại tài sản cho bên gửi đảm bảo đúng tình trạng như khi nhận giữ;
+ Người giữ tài sản chỉ có quyền được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu nhận thấy việc thay đổi là cần thiết vì mục đích bảo quản tốt hơn tài sản đó. Và việc thay đổi này phải tiến hành thông báo ngay cho bên gửi biết;
+ Xét trên thực tế, người nhận giữ tài sản thấy có nguy cơ hư hỏng tài sản thì phải thông báo kịp thời cho bên gửi biết; tiến hành tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó trong một thời hạn nhất định; sau khi đã thông báo một thời hạn nhất định cho bên gửi tài sản mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí khi thực hiện hoạt động này;
+ Một khi đã ký kết hợp đồng gửi giữ tài sản thì bên giữ tài sản phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu làm mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp bất khả kháng;
– Quyền của bên giữ tài sản:
+ Khi thực hiện nghĩa vụ giữ tài sản thì có quyền yêu cầu bên gửi trả tiền công theo đúng thỏa thuận ban đầu;
+ Bên giữ tài sản nếu phải bỏ ra chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công thì có thể yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý đối với hoạt động này;
+ Có thể yêu cầu bên gửi nhận tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp giữ không xác định thời hạn;
+ Đối với những tài sản có nguy cơ bị hư hỏng thì bên giữ có quyền bán tài sản và báo việc đó cho bên gửi. Có nghĩa vụ trả lại cho bên gửi số tiền thu được bán tài sản sau khi trừ đi chi phí hợp lý để bán tài sản.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật Công chứng năm 2014;
– Luật Đất đai năm 2013.