Người làm mất tài sản của người khác chính là hành vi xâm phạm đến tài sản của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Vậy trách nhiệm pháp lý khi nhân viên bảo vệ làm mất tài sản như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm pháp lý khi nhân viên bảo vệ làm mất tài sản:
Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người nào mà đã có các hành vi xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, về danh dự, nhân phẩm, về uy tín, về tài sản, về những quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, chỉ trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan quy định khác. Theo đó, người làm mất tài sản của người khác chính là hành vi xâm phạm đến tài sản của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xâm phạm đến tài sản của người khác khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:
– Có hành vi mà xâm phạm đến tài sản của người khác.
– Có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, trong đó thiệt hại về vật chất là tổn thất về vật chất ở trên thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm, bao gồm là tổn thất về tài sản mà lại không khắc phục được; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tài sản.
– Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại tài sản xảy ra (bị mất tài sản) và hành vi xâm phạm. Thiệt hại xảy ra (bị mất tàu sản) phải là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Điều 597, 600 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
– Bồi thường thiệt hại do người của chính pháp nhân gây ra: Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do chính những người của mình gây ra trong khi người của mình thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì pháp nhân đó có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
– Bồi thường thiệt hại do chính người làm công, người học nghề gây ra: Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do chính những người làm công, người học nghề gây ra trong khi những người làm công, người học nghề thực hiện công việc mà họ đã được giao và có quyền yêu cầu chính những người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, cả hai trường hợp bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra và bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra đều là quan hệ bồi thường mang tính gián tiếp. Tức là các quan hệ bồi thường khác đều là mang tính trực tiếp, theo đó chủ thể nào mà đã gây thiệt hại thì phải tự chịu trách nhiệm bồi thường, nhưng ở cả hai trường hợp trên là mối quan hệ gián tiếp với ba bên chủ thể tham gia và chủ thể có trách nhiệm bồi thường là pháp nhân hoặc cá nhân sử dụng người làm công, người lao động của pháp nhân, chứ không phải người làm công, người lao động của pháp nhân với vai trò là người trực tiếp gây ra thiệt hại.
Từ các quy định trên áp dụng đối với trường hợp nhân viên bảo vệ làm mất tài sản khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao hoặc khi thực hiện công việc được giao thì kể cả nhân viên bảo vệ là người lao động của pháp nhân hay là người làm công, người học nghề nhưng nếu nhân viên bảo vệ mà làm mất tài sản thì Pháp nhân (nếu nhân viên bảo vệ là người lao động của pháp nhân) hoặc Cá nhân, pháp nhân (nếu nhân viên bảo vệ là người làm công, người học nghề của cá nhân, pháp nhân) là đối tượng phải thực hiện bồi thường thiệt cho người bị thiệt hại về tài sản do nhân viên bảo vệ làm mất tài sản khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao hoặc khi thực hiện công việc được giao, sở dĩ, người làm luật quy định như vậy bởi vì so với người làm công, người lao động thì nhóm chủ thể trên có khả năng kinh tế ổn định, vững vàng hơn do đó sẽ đảm bảo được việc bồi thường thiệt hại cũng như khắc phục hậu quả diễn ra kịp thời, tương xứng với thiệt hại gây ra. Khi đó, pháp nhân đã bồi thường thiệt hại (nếu nhân viên bảo vệ là người lao động của pháp nhân) hoặc cá nhân, pháp nhân đã bồi thường thiệt hại (nếu nhân viên bảo vệ là người làm công, người học nghề của cá nhân, pháp nhân) hoàn toàn có quyền yêu cầu nhân viên bảo vệ làm mất tài sản khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao hoặc khi thực hiện công việc được giao có lỗi trong việc làm mất tài sản phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
2. Mức bồi thường thiệt hại khi nhân viên bảo vệ làm mất tài sản:
2.1. Mức bồi thường thiệt hại đối với cá nhân, pháp nhân:
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại về tài sản khi nhân viên bảo vệ làm mất tài sản như sau:
– Thiệt hại tài sản bị mất: Các bên đều không thỏa thuận được thì xác định thiệt hại tài sản do nhân viên bảo vệ làm mất như sau:
+ Trường hợp tài sản do nhân viên bảo vệ làm mất là vật thì xác định thiệt hại đối với tài sản do nhân viên bảo vệ làm mất căn cứ vào giá thị trường của tài sản do nhân viên bảo vệ làm mất cùng loại hoặc tài sản do nhân viên bảo vệ làm mất cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của tài sản do nhân viên bảo vệ làm mất tại thời điểm giải quyết bồi thường. Trong đó:
++ Đối với tài sản do nhân viên bảo vệ làm mất là tiền thì thiệt hại được xác định là số tiền bị mất.
++ Đối với giấy tờ có giá do nhân viên bảo vệ làm mất thì thiệt hại được xác định là giá trị của các giấy tờ bị mất tại thời điểm giải quyết bồi thường.
+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản do nhân viên bảo vệ làm mất: Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản do nhân viên bảo vệ làm mất là hoa lợi, lợi tức mà người bị thiệt hại đang hoặc sẽ thu được nếu tài sản do nhân viên bảo vệ làm mất không bị mất. Hoa lợi, lợi tức được tính theo giá thực tế đang thu của do nhân viên bảo vệ làm mất, nếu chưa thu thì theo giá thị trường cùng loại hoặc mức giá thuê trung bình 01 tháng của tài sản do nhân viên bảo vệ làm mất cùng loại hoặc tài sản do nhân viên bảo vệ làm mất có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm xác định thiệt hại của tài sản; đối với những tài sản do nhân viên bảo vệ làm mất trên thị trường không có cho thuê, hoa lợi, lợi tức được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình của 03 tháng liền kề do tài sản bị nhân viên bảo vệ làm mất mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra.
+ Thiệt hại khác mà do luật quy định.
2.2. Đối với nhân viên bảo vệ làm mất tài sản:
Như đã phân tích ở mục trên, pháp nhân đã bồi thường thiệt hại (nếu nhân viên bảo vệ là người lao động của pháp nhân) hoặc cá nhân, pháp nhân đã bồi thường thiệt hại (nếu nhân viên bảo vệ là người làm công, người học nghề của cá nhân, pháp nhân) hoàn toàn có quyền yêu cầu nhân viên bảo vệ làm mất tài sản khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao hoặc khi thực hiện công việc được giao có lỗi trong việc làm mất tài sản phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Khoản tiền hoàn trả này sẽ được xác định dựa trên căn cứ về mức độ lỗi của nhân viên bảo vệ, hoản cảnh thực tế gia đình nhân viên bảo vệ, nhân thân và tài sản của nhân viên bảo vệ, cũng như căn cứ vào hợp đồng được ký kết giữa nhân viên bảo vệ, với cá nhân, tổ chức hoặc chủ thể khác đã thuê nhân viên bảo vệ. Nếu trong hợp đồng mà các bên không thỏa thuận về số tiền hoàn trả thì việc xem xét mức hoàn trả được giải quyết theo quy định pháp luật.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.