Hiện nay, nhiều gia đình trồng rất nhiều cây xanh và cây ăn quả xung quanh nhà. Trong trường hợp cây ăn quả gãy đổ gây thiệt hại cho nhà hàng xóm, trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bồi thường khi cây ăn quả gây thiệt hại cho nhà hàng xóm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 584 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cụ thể như sau:
– Người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng, xâm phạm đến sức khỏe, xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác, xâm phạm đến uy tín của người khác, xâm phạm đến tài sản của người khác, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người khác trái quy định của pháp luật mà gây ra thiệt hại trên thực tế cho người đó thì sẽ phải bồi thường, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và pháp luật liên quan có quy định khác;
– Người gây ra thiệt hại sẽ không cần phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại xảy ra xuất phát từ sự kiện bất khả kháng hoặc thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác;
– Trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại thì những đối tượng được xác định là chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản hợp pháp sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác.
Theo đó có thể nói phải bồi thường thiệt hại được xem là một trong những hình thức trách nhiệm dân sự mà pháp luật quy định nhằm bắt buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại chết còn phải tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách thức đền bù tổn thất về vật chất hoặc đền bù tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.
Trong quá trình chung sống, nhiều người có hành vi trồng cây ăn quả gây thiệt hại cho hàng xóm. Khi đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra theo điều luật phân tích nêu trên. Căn cứ theo quy định tại Điều 604 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì có thể thấy, chủ sở hữu, người được xác định là người chiếm hữu hoặc người được giao quản lý sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Theo đó, gia đình người hàng xóm bị thiệt hại hoàn toàn có quyền yêu cầu chủ nhà trồng cây ăn quả gây ra thiệt hại tiến hành hoạt động bồi thường trong trường hợp cây ăn quả của nhà hàng xóm gây thiệt hại cho gia đình mình. Trên thực tế, đây được xem là nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng của chủ sở hữu cây ăn quả khi cây ăn quả gây ra thiệt hại cho người khác. Theo đó, chủ sở hữu tài sản sẽ phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn trong quá trình trồng cây ăn quả để không gây nguy hại đến tài sản và không gây nguy hại đến tính mạng của người khác, đặc biệt là những hộ gia đình chung sống xung quanh.
Có thể nói, mặc dù người trồng cây không trực tiếp gây ra thiệt hại cho hàng xóm, tuy nhiên đó được xác định là người sở hữu cây trồng vì vậy pháp luật quy định nghĩa vụ bồi thường thuộc về người chủ sở hữu cây trồng đó. Điều này bắt buộc bạn cần phải có trách nhiệm và cần phải có các biện pháp kiểm tra, bảo đảm an toàn trong quá trình trồng cây phải có các biện pháp xử lý nguy cơ cây gãy đổ, mất an toàn và cảnh báo cho hàng xóm biết về sự kiện đó. Khi cây ăn quả có hành vi gây thiệt hại cho hàng xóm thì chủ sở hữu cây ăn quả sếp tài có trách nhiệm bồi thường, nếu như cây ăn quả đó gây ra thiệt hại không phải do các yếu tố tự nhiên hoặc các yếu tố khách quan như mưa, bão, lốc, sạt lở … Mức bồi thường trong trường hợp này có thể do các bên tự thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, hoặc dựa vào thiệt hại thực tế mà hàng xóm phải gánh chịu.
2. Trách nhiệm của chủ sở hữu trong việc bảo đảm an toàn đối với trường hợp cây cối có nguy cơ gây thiệt hại cho nhà hàng xóm:
Theo như phân tích nêu trên, khi cây ăn quả gây ra thiệt hại cho hàng xóm thì người chủ sở hữu cây ăn quả sẽ phải có trách nhiệm bồi thường do cây trồng cây ra. Vì vậy cho nên, căn cứ theo quy định tại Điều 177 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về vấn đề bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối có nguy cơ gây thiệt hại. Cụ thể như sau:
– Trong trường hợp cây cối, các công trình xây dựng có nguy cơ gây thiệt hại, có nguy cơ ảnh hưởng đến các bất động sản liền kề, các bất động sản xung quanh, thì các chủ thể được xác định là chủ sở hữu tài sản cần phải ngay lập tức thực hiện các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc phá dỡ các công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề, chủ sở hữu bất động sản xung quanh, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu như chủ sở hữu các bất động sản và chủ sở hữu cây cối không tự nguyện thực hiện các yêu cầu trên thì chủ sở hữu bất động sản liền kề, chủ sở hữu bất động sản xung quanh hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế chặt phá. Chi phí phá vỡ sẽ do chủ sở hữu cây cối vàng chủ sở hữu công trình xây dựng có nguy cơ gây ra thiệt hại chịu;
– Trong quá trình đào giếng, đào ao hoặc xây dựng các công trình dưới mặt đất, những chủ thể được xác định là chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng. Khi xây dựng các công trình vệ sinh, xây dựng các kho chứa chất độc hại, hoặc xây dựng các công trình khác mà việc sử dụng hoàn toàn có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu tài sản cần phải xây các mốc giới một vị trí hợp lý, cần phải đảm bảo yếu tố vệ sinh môi trường, cần phải đảm bảo yếu tố an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản khác;
– Trong trường hợp gây ra thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và chủ sở hữu bất động sản xung quanh thì chủ sở hữu cây cối, chủ sở hữu công trình gây ra thiệt hại sẽ phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Khi nào cây ăn quả gây thiệt hại cho nhà hàng xóm nhưng không phải bồi thường thiệt hại?
Theo như phân tích nêu trên, pháp luật dân sự hiện nay đã có căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp cây cối gây ra thiệt hại, vấn đề này không được quy định tại Điều 604 của Bộ luật dân sự năm 2015 mà được quy định chung tại khoản 2 Điều 584 của Bộ luật dân sự năm 2015 về căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo đó thì người gây ra thiệt hại sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác.
Theo đó thì có thể nói, đối với trường hợp cây ăn quả gây thiệt hại cho hàng xóm, nếu như thiệt hại đó xảy ra xuất phát từ các sự kiện bất khả kháng hoặc thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì chủ sở hữu cây ăn quả sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Cụ thể, để có thể xác định trường hợp cây ăn quả gãy đổ do sự kiện bất khả kháng, cần phải xác định xem chủ sở hữu, người chiếm hữu hoặc người quản lý cây ăn quả đó đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và mọi biện pháp phù hợp hay chưa, tức là đã có biện pháp cắt tỉa cây trước khi dự báo mưa bão, chặt hạ cây, cành có nguy cơ gãy đổ có khả năng gây thiệt hại cho nhà hàng xóm …
Trong trường hợp chủ sở hữu cây ăn quả không thực hiện đúng và không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình căn cứ tại Điều 177 của Bộ luật dân sự năm 2015 theo như phân tích nêu trên, dẫn đến việc gãy đổ và gây ra thiệt hại cho hàng xóm thì vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Còn nếu như phía gia đình hàng xóm có cây xanh đã thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp và đầy đủ nhưng vẫn có thiệt hại thực tế xảy ra thì đó có thể coi là sự kiện bất khả kháng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.