Cục Bồi thường nhà nước là cơ quan nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp có thẩm quyền trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại do cơ quan, nhà nước có thẩm quyền trong quá trình làm nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho các chủ thể khác. Vậy chức năng nhiệm vụ, quyền hạn Cục Bồi thường nhà nước được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn Cục Bồi thường nhà nước:
1.1. Chức năng của Cục bồi thường nhà nước:
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 1222/QĐ-BTP đã quy định cụ thể về việc ký và chức năng của Cục bồi thường nhà nước theo đó:
Bồi thường nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp với chức năng thực hiện việc tham mưu và giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong vấn đề quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong những trường hợp mà pháp luật quy định.
Bồi thường nhà nước là một trong các cơ quan đơn vị có tư cách pháp nhân, trụ sở được đặt tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn Cục Bồi thường nhà nước:
Bồi thường nhà nước có các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 Quyết định 1222/QĐ-BTP
+ Tiến hành lập và trình cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp các quy hoạch, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án và các dự thảo, dự án văn bản pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước để ban hành các loại văn bản này theo quy định hoặc thực hiện việc trình lên cơ quan có thẩm quyền xét duyệt việc ban hành văn bản pháp luật. Bên cạnh đó sẽ tham gia trong việc xây dựng, góp ý các dự án, dự thảo văn bản, thẩm định văn bản theo sự phân công của lãnh đạo cấp Bộ hoặc theo yêu cầu của các đơn vị trực thuộc Bộ, và các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành khác có liên quan.
+ Cục bồi thường nhà nước có trách nhiệm sẽ tiến hành việc xây dựng và trình lên Bộ trưởng Bộ Tư pháp các kế hoạch về công tác dài hạn, có thời hạn 5 năm, hằng năm của Cục bồi thường nhà nước; đồng thời tham gia việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển dài hạn hoặc có thời hạn năm năm và hằng năm của ngành tư pháp nói riêng.
+ Ngoài việc tiến hành xây dựng còn phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, chiến lược, dự án, đề án, các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác trong lĩnh vực liên quan đến bồi thường nhà nước.
+ Tự mình xây dựng và trình lên Bộ trưởng Bộ Tư pháp để ban hành hoặc thực hiện việc ban hành theo thẩm quyền quy định các văn bản mang tính chất cá biệt, trong phạm vi nội bộ, các biểu mẫu, sổ sách về việc công tác bồi thường nhà nước.
+ Thực hiện việc hệ thống hóa, ra soát, hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật và pháp điện hóa hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của cục bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
+ Thực hiện việc giám sát theo dõi tình hình thi hành pháp luật và các chính sách chủ trương trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cục bồi thường nhà nước.
+ Bên cạnh đó sẽ tiến hành việc đôn đốc giám sát và theo dõi công tác thực hiện việc bồi thường nhà nước theo quy định.
+ Trong một số trường hợp cần thiết Cục bồi thường nhà nước sẽ thực hiện việc tham mưu cho lãnh đạo Bộ để yêu cầu các cơ quan giải quyết bồi thường bao gồm tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng thời sẽ tiến hành đề nghị tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành thực hiện việc chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc bồi thường thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình tiến hành báo cáo tới Bộ Tư pháp trong việc giải quyết các yêu cầu về bồi thường hoặc thực hiện các trách nhiệm trong việc xử lý kỷ luật người thi hành công vụ và hoàn trả theo quy định.
+ Cục bồi thường nhà nước có nghĩa vụ phải hướng dẫn nghiệp vụ công tác bồi thường; tiến hành tập huấn bồi dưỡng các kỹ năng nghiệp vụ trong việc giải quyết bồi thường nhà nước, đào tạo kỹ năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước và việc xem xét trách nhiệm hoàn trả; trong việc áp dụng pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước có vướng mắc thì cần tiến hành giải đáp theo quy định pháp luật và các cấp của Bộ Tư pháp.
+ Trực tiếp thực hiện việc xác minh mức độ thiệt hại, thương lượng với người bị thiệt hại trong việc bồi thường đối với những vụ việc theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp. Trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định về việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết bồi thường trong các trường hợp thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật; thực hiện việc kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm trong quá trình giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo quy định pháp luật; Kiến nghị cho viện kiểm sát có thẩm quyền thực hiện việc kháng nghị bản án, quyết định của tòa án có các nội dung liên quan đến việc giải quyết bồi thường theo quy định; yêu cầu thủ trưởng của các cơ quan có thẩm quyền quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại tiến hành việc quyết định giải quyết bồi thường nếu như có căn cứ theo quy định của luật trách nhiệm bồi thường nhà nước nhưng lại không ban hành quyết định; thực hiện việc kiến nghị cho thủ trưởng của cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp đối với những người thi hành công vụ có hành vi gây thiệt hại xem xét lại các quyết định về việc hoàn trả, quyết định giảm mức hoàn trả theo quy định của pháp luật.
+ Có trách nhiệm tham mưu và phối hợp thực hiện giải quyết yêu cầu bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả của những người thi hành công vụ đã gây thiệt hại thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tư pháp theo quy định của luật và phân cấp của Bộ Tư pháp với các đơn vị trực thuộc Bộ.
+ Cục bồi thường thiệt hại có trách nhiệm tiến hành hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện các thủ tục để yêu cầu bồi thường thiệt hại nhà nước đối với những vụ việc đã có văn bản được làm rõ các căn cứ yêu cầu bồi thường; cung cấp các thông tin cho người bị thiệt hại liên quan đến vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại của mình trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường; cung cấp thông tin cho các chủ thể có yêu cầu được hỗ trợ về vụ việc về trách nhiệm bồi thường của nhà nước; cần phải có văn bản ý kiến đối với các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện các thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường theo đúng quy định của pháp luật nếu có yêu cầu của người bị thiệt hại liên quan đến vụ việc yêu cầu bồi thường của mình.
+ Thực hiện việc chủ trì và phối hợp với các cơ quan đơn vị khác trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ về thực hiện việc quản lý của nhà nước trong công tác bồi thường nhà nước theo quy định.
+ Cần triển khai thực hiện việc ứng dụng các công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong phạm vi lĩnh vực quản lý của cục bồi thường nhà nước; Đồng thời thực hiện việc quản lý vận hành và cập nhật các nội dung được đăng tải trên trang thông tin bồi thường nhà nước trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp; bên cạnh đó là việc quản lý, xây dựng, cập nhật, vận hành, nâng cấp các cơ sở dữ liệu trong công tác bồi thường về nhà nước theo thẩm quyền của mình.
+ Tiến hành các công tác.thanh tra, Kiểm tra.Hoạt động.Công tác bồi thường nhà nước; Công tác tiếp công dân, Giải quyết khiếu nại.Tố cáo.Trong việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước theo quy định.
+ Tiến hành tổng kết, sơ kết thực hiện các chế độ báo cáo thống kê về công tác bồi thường nhà nước của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường phải tiến hành báo cáo việc giải quyết yêu cầu bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả bên cạnh đó là việc xử lý kỷ luật của những người thi hành công vụ theo quy định và sự chỉ đạo của Bộ trưởng bộ Tư pháp.
+ Ngoài ra phải tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác bồi thường nhà nước theo quy định.
+ Tích cực thực hiện việc truyền thông các chính sách và phổ biến các quy định của pháp luật, giáo dục pháp luật cho người dân. Trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng và đào tạo các công chức, viên chức trong lĩnh vực bồi thường nhà nước thuộc phạm vi quản lý của cục bồi thường nhà nước theo quy định.
+ Tiến hành kiểm soát các thủ tục hành chính có nâng cao việc cải cách hành chính, cải cách tư pháp bên cạnh đó củng cố công tác văn thư, lưu trữ và việc bảo vệ các bí mật nhà nước an toàn, an ninh mạng; Tích cực phòng chống tham ô, tiêu cực, lãng phí, nghiêm chỉnh. Việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bồi thường nhà nước theo quy định.
+ Tiến hành thực hiện các chế độ về tài chính, kế toán và quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định.
+ Đối với những cá nhân hoặc tổ chức đạt kết quả tốt phải tích cực thúc đẩy công tác thi đua, khen thưởng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
2. Cơ cấu tổ chức của Cục Bồi thường Nhà nước:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quyết định 1222/QĐ-BTP cơ cấu tổ chức của Cục bồi thường nhà nước bao gồm:
– Lãnh đạo Cục: Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
– Các tổ chức thuộc Cục:
+ Các tổ chức giúp việc cho Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
++ Văn phòng Cục;
++ Phòng Nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án
++ Phòng Nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng
+ Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết
Quyết định 1222/QĐ-BTP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục bồi thường nhà nước