Phân bón giả hoặc phân bón kém chất lượng được xem là một trong những vấn nạn trong quá trình sản xuất nông nghiệp, khiến cho nhiều nhà nông vô cùng bức xúc. Vấn đề đòi bồi thường khi mua phải phân bón giả làm chết cây trồng được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đòi bồi thường khi mua phải phân bón giả làm chết cây:
Căn cứ theo quy định tại Điều 64 của Văn bản hợp nhất Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2018 có quy định như sau:
– Tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền mà các tổ chức và cá nhân đó cho là trái quy định của pháp luật hoặc về hành vi xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của mình trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm tạo hàng hóa;
– Các cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tố cáo với người có thẩm quyền về hành vi vi phạm quy định của pháp luật đối với chất lượng sản phẩm và hàng hóa của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân gây ra thiệt hại hoặc có khả năng đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, đến quyền lợi hợp pháp của công dân trái quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 61 của Văn bản hợp nhất Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2018 có quy định, khi hàng hóa được xác định là kém chất lượng thì sẽ được giải quyết và xử lý như sau: Những đối tượng được xác định là người sản xuất, người nhập khẩu sẽ cần phải tiến hành hoạt động bồi thường thiệt hại cho người bán hàng hoặc người tiêu dùng khi hàng hóa gây thiệt hại xuất phát từ lỗi của người sản xuất, người nhập khẩu khi không đảm bảo điều kiện và không đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa, ngoại trừ những trường hợp như sau: Người bán hàng hóa bán loại hàng hóa đó hết thời hạn sử dụng, người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đó hết thời hạn sử dụng, đã hết thời hiệu khiếu nại và khởi kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đã tiến hành thủ tục thông báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật đối với người bán hàng và người sử dụng trước thời điểm hàng hóa đó gây ra thiệt hại, sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật do tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền, trình độ khoa học và công nghệ của thế giới chưa đáp ứng được đầy đủ điều kiện để có thể phát hiện ra khả năng gây mất an toàn của sản phẩm tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại, thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng phải kết lại phát sinh do lỗi của người tiêu dùng hoặc phát sinh do lỗi của người mua.
Theo đó thì có thể nói, khi mua phân bón giả làm chết cây thì người bán phân bón giả sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng trong trường hộp thiệt hại xảy ra do lỗi của người bán hàng khi còn đắp ứng đầy đủ điều kiện về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa phân bón. Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp này sẽ được thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên có liên quan hoặc thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đó có thể là tòa án hoặc trọng tài. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 608 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Theo đó thì các cá nhân hoặc pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ trên thực tế không đảm bảo chất lượng về hàng hóa, không đảm bảo chất lượng và dịch vụ mà gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng thì chắc phải chịu trách nhiệm bồi thường. Căn cứ theo quy định tại Điều 589 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về các thiệt hại cần phải bồi thường do tài sản bị xâm phạm có thể kể đến như sau:
– Tài sản bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại trái quy định của pháp luật;
– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, quá trình khai thác tài sản bị mất hoặc bị giảm sút;
– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế hoặc khắc phục thiệt hại;
– Một số thiệt hại khác do pháp luật quy định.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp người mua có đầy đủ bằng chứng và chứng cứ về việc mình đã mua phải phân bón kém chất lượng dẫn đến hiện tượng làm chết cây gây ra thiệt hại trên thực tế thuộc trường hợp được bồi thường theo như phân tích nêu trên, thì người mua hoàn toàn có quyền yêu cầu người bán bồi thường thiệt hại do hành vi buôn bán phân bón giả làm chết cây gây thiệt hại cho khách hàng, nếu như người bán không có thiện chí bồi thường và các bên không thể thỏa thuận được hoạt động bồi thường thì khách hàng có quyền khởi kiện người bán tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đòi bồi thường để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
2. Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường khi mua phải phân bón giả làm chết cây:
Trong trường hợp người bán và người mua phân bón để trồng cây không thể thỏa thuận được với nhau về vấn đề bồi thường thiệt hại trong trường hợp bán phân bón già gây chết cây trồng thì khách hàng hoàn toàn có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Thủ tục và trình tự khởi kiện đòi bồi thường khi mua phải phân bón giả làm chết cây sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện để nộp tới tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, các cơ quan và tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện cần phải làm đơn khởi kiện. Trong đó đơn khởi kiện cần phải bao gồm các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật. Ngoài đơn khởi kiện thì khách hàng còn phải chuẩn bị các bằng chứng và chứng cứ chứng minh thiệt hại của mình là hợp pháp và có căn cứ, chứng minh việc mua phải phân bón giả làm chết cây là sự thật trên thực tế, sau đó nộp kèm với đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện là giải quyết các tranh chấp về dân sự, trong đó có tranh chấp về vấn đề bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì tòa án nơi cư trú của bị đơn là tòa án có thẩm quyền để giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại. Do đó có thể nói, nếu Như khách hàng muốn khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do hành vi mua phải phân bón giả làm chết cây thì cần phải nộp đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp huyện của người có hành vi buôn bán phân bón già gây ra thiệt hại trên thực tế nơi mà người đó đang cư trú, tức là đang thường trú vật đang tạm trú.
Bước 3: Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ nhận đơn khởi kiện và giải quyết đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật. Tức là sau khi nhận đơn khởi kiện, nếu đơn được thụ lý thì tòa án sẽ thực hiện các công việc như sau: tòa án sẽ phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện, sau đó thẩm phán sẽ ra quyết định sửa đổi hoặc bổ sung, thụ lý hoặc trả lại đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật. Sau đó người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan có thẩm quyền, và án sẽ tiến hành lập hồ sơ, thu thập chứng cứ và mở phiên hòa giải. Đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật.
3. Mức xử phạt hành vi buôn bán phân bón giả làm chết cây trồng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Luật trồng trọt năm 2018 có quy định về hành vi cấm các tổ chức và cá nhân thực hiện, bao gồm các hành vi cơ bản sau:
– Sản xuất hoặc buôn bán, nhập khẩu các loại phân bón chưa được quyết định công nhận lưu hành trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Sản xuất hoặc buôn bán phân bón chưa được cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện sản xuất và buôn bán trên thực tế;
– Sản xuất và buôn bán hoặc nhập khẩu các loại phân bón giả, phân bón hết thời hạn sử dụng phải phân bón không rõ nguồn gốc xuất xứ;
– Cung cấp đầy đủ thông tin và phân bón sai lệch so với thông tin đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sai lạc đối với thông tin mà chủ thể kinh doanh tự công bố trên thị trường;
– Thực hiện trái phép các dịch vụ thử nghiệm, kiểm định, giám định hoặc chứng nhận chất lượng phân bón.
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 31/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi buôn bán phân bón. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi tay xóa hoặc làm sai lệch nội dung được quy định trong giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện buôn bán phân bón được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi buôn bán phân bón khi không có giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện buôn bán phân bón, buôn bán phân bón trong thời gian bị tước giấy phép sử dụng hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện buôn bán phân bón, không duy trì các điều kiện buôn bán phân bón trong quá trình hoạt động;
– Phạt tiền đối với hành vi buôn bán phân bón khi không có quyết định công nhận lưu hành phân bón trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoặc phân bón có quyết định công nhận lưu hành tại Việt Nam tuy nhiên đã hết hiệu lực, hoặc phân bón đã có quyết định hủy bỏ quyết định công nhận lưu hành phân bón tại Việt Nam, cụ thể như sau:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp các đối tượng có hành vi vi phạm khi lô phân bón có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp các đối tượng có hành vi vi phạm khi lô phân bón có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp các đối tượng có hành vi vi phạm khi lô phân bón có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp các đối tượng có hành vi vi phạm khi lô phân bón có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán phân bón khi không có quyết định công nhận lưu hành phân bón trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoặc phân bón có quyết định công nhận lưu hành tại Việt Nam tuy nhiên đã hết hiệu lực, hoặc phân bón đã có quyết định hủy bỏ quyết định công nhận lưu hành phân bón tại Việt Nam có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Trồng trọt năm 2018;
– Văn bản hợp nhất 30/VBHN-VPQH năm 2018 Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định 31/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt.