Phương tiện kĩ thuật dự bị được xem là tài sản của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam. Dưới đây là quy định của pháp luật về hoạt động quản lý và sử dụng phương tiện kĩ thuật dự bị.
Mục lục bài viết
1. Quy định về quản lý, sử dụng phương tiện kỹ thuật dự bị:
Trong thời buổi hiện nay thì an ninh quốc phòng ngày càng được đề cao. Hoạt động quản lý và sử dụng các phương tiện kĩ thuật dự bị cũng được pháp luật quy định một cách cụ thể. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Luật lực lượng dự bị động viên năm 2019 có quy định cụ thể về phương tiện kĩ thuật dự bị, theo đó, phương tiện kĩ thuật dự bị được xem là tài sản của các cơ quan tổ chức, công dân trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phương tiện kĩ thuật dự bị bao gồm nhiều loại phương tiện khác nhau, có thể kể đến như phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy, phương tiện giao thông đường hàng không dân dụng, phương tiện để phục vụ cho quá trình xây dựng cầu đường, phương tiện để phục vụ cho hoạt động xây dựng các công trình, phương tiện phục vụ cho hoạt động xếp dỡ hàng hóa, phương tiện phục vụ cho quá trình thông tin liên lạc của các cá nhân trong xã hội, các thiết bị vật tư y tế và một số loại phương tiện, thiết bị khác được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu biên chế của quân đội nhân dân Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Luật lực lượng dự bị động viên năm 2019 có quy định về vấn đề đăng ký quản lý và sử dụng phương tiện kĩ thuật dự bị. Cụ thể như sau:
– Cơ quan đăng ký quyền sở hữu phương tiện hàng không dân dụng, phương tiện hàng hải, phương tiện đường thủy nội địa trực thuộc Bộ giao thông vận tải, và cơ quan đăng ký tàu công vụ thủy sản, cơ quan đăng ký tàu kiểm ngư thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ định kỳ hằng năm tiến hành hoạt động cung cấp đầy đủ các thông tin trong hoạt động đăng ký phương tiện kĩ thuật dự bị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng để thực hiện hoạt động đăng ký và quản lý theo quy định của pháp luật;
– Cơ quan đăng ký quyền sở hữu của các phương tiện đường thủy nội địa, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, cơ quan có thẩm quyền quản lý phương tiện thông tin liên lạc, quản lý các thiết bị vật tư y tế ở địa phương sẽ có nghĩa vụ và trách nhiệm định kỳ hằng năm tiến hành hoạt động cung cấp đầy đủ các thông tin và chứng từ liên quan đến thủ tục đăng ký phương tiện kĩ thuật dự bị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của chủ phương tiện đó để tiến hành hoạt động đăng ký và quản lý phương tiện kĩ thuật dự bị theo quy định của pháp luật;
– Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ quan và tổ chức định kỳ hàng năm sẽ cần phải thực hiện thủ tục báo cáo theo quy định của pháp luật, cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến phương tiện kĩ thuật dự bị không thuộc trường hợp quy định cụ thể tại các điều luật nêu trên cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của chủ phương tiện kĩ thuật dự bị hoặc nơi các cơ quan và tổ chức quản lý phương tiện kĩ thuật dự bị đặt trụ sở để thực hiện hoạt động đăng ký và quản lý theo quy định của pháp luật;
– Chính phủ sẽ quy định cụ thể về các danh mục phương tiện kĩ thuật dự bị và hoạt động đăng ký, quá trình quản lý phương tiện kĩ thuật dự bị theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể thấy, cần phải tuân thủ đầy đủ quy định về hoạt động quản lý và sử dụng phương tiện kĩ thuật dự bị theo như phân tích nêu trên.
2. Quy định về huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đối với phương tiện kỹ thuật dự bị:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về vấn đề tập luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với quân nhân dự bị, phương tiện kĩ thuật dự bị và đơn vị dự bị động viên. Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Luật lực lượng dự bị động viên năm 2019 có quy định về hoạt động diễn tập, huấn luyện và kiểm tra đối với phương tiện kĩ thuật dự bị. Cụ thể như sau:
– Thủ trưởng chính phủ sẽ có thẩm quyền ra quyết định về các chỉ tiêu huấn luyện, chỉ tiêu diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với lực lượng quân nhân dự bị, đối với phương tiện kĩ thuật dự bị, đối với các đơn vị dự bị động viên hằng năm cho các bộ ban ngành và cơ quan thuộc chính phủ, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của pháp luật;
– Căn cứ vào quyết định của thủ tướng chính phủ, việc chỉ đạo hoạt động huấn luyện, sẵn sàng kiểm tra động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với quân nhân dự bị, phương tiện kĩ thuật dự bị vào đơn vị dự bị động viên được quy định cụ thể như sau:
+ Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, các cơ quan trực thuộc chính phủ sẽ có thẩm quyền đưa ra các chỉ tiêu về vấn đề huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu cho các cơ quan và đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của mình;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền đưa ra các chỉ tiêu về vấn đề huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng kiểm tra động viên, sẵn sàng chiến đấu cho cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Việc gọi quân nhân dự bị phục vụ cho hoạt động tập huấn và sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, luật nghĩa vụ quân sự hiện hành;
– Quân nhân dự bị sẽ được quyền hoãn tập chung huấn luyện, diễn tập và kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật như sau: Trùng với thời gian thi tuyển công chức, trùng với thời gian thi tuyển viên chức, thi nâng ngạch công chức và viên chức, thi kết thúc học kỳ phải thi kết thúc khóa học đã được cơ quan và tổ chức đội quân nhân dự bị đó đang lao động và làm việc xác nhận; hoặc trong trường hợp bị ốm đau, hoàn cảnh gia đình và bản thân có những trường hợp khó khăn đột xuất dẫn đến vấn đề không thể tham gia, vấn đề này đã được cơ quan có thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tiến hành xác nhận;
– Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ có thẩm quyền ra quyết định điều động có thời hạn đối với phương tiện kĩ thuật dự bị đã được xếp trong đơn vị dự bị thuộc các cơ quan đó để phục vụ cho hoạt động huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên và sẵn sàng chiến đấu theo quy định của pháp luật. Chủ thể có thẩm quyền đó là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định điều động số lượng và thời hạn sử dụng các phương tiện kĩ thuật dự bị để phục vụ cho hoạt động huấn luyện, diễn tập và kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu. Chủ thể có thẩm quyền đó là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền trong quá trình thực hiện hoạt động tổ chức và đưa ra quyết định điều động đối với từng loại phương tiện kĩ thuật dự bị cụ thể;
– Quá trình huấn luyện các đơn vị dự bị động viên thuộc cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh và Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh sẽ được thực hiện tại cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh. Quá trình huấn luyện đối với các đơn vị dự bị động viên không thuộc các đơn vị nêu trên thì sẽ được thực hiện theo quy định của bộ trưởng Bộ quốc phòng.
3. Quyền và nghĩa vụ của chủ phương tiện kỹ thuật dự bị:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật lực lượng dự bị động viên năm 2019 có quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ phương tiện kĩ thuật dự bị. Theo đó, chủ phương tiện kĩ thuật dự bị sẽ có một số quyền và nghĩa vụ cơ bản như sau:
– Chủ phương tiện kĩ thuật dự bị sẽ phải có nghĩa vụ chấp hành đầy đủ quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chấp hành đầy đủ quyết định điều động phương tiện kĩ thuật dự bị bản cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ phương tiện kĩ thuật dự bị được quyền hoàn trả phương tiện kĩ thuật dự bị, thanh toán các khoản chi phí và bồi thường thiệt hại do quyết định điều động, hoặc quyết định huy động phương tiện kĩ thuật dự bị gây ra trên thực tế;
– Người vận hành, người điều khiển phương tiện kĩ thuật dự bị sẽ phải có nghĩa vụ chấp hành đầy đủ quyết định huy động của cơ quan có thẩm quyền, được hưởng chế độ và chính sách theo quy định của Luật lực lượng dự bị động viên năm 2019.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Lực lượng dự bị động viên năm 2019.