Bồi thường của nhà nước và bồi thường dân sự thông thường nói chung có nhiều điểm gây nhầm lẫn trong quá trình áp dụng và thực thi quy định của pháp luật. Có thể so sánh hai vấn đề này dựa trên một số phương diện sau đây.
Mục lục bài viết
1. So sánh bồi thường của nhà nước với bồi thường dân sự?
Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 được xem là một đạo luật quan trọng và là cơ sở pháp lý để tổ chức, cá nhân thực hiện quyền yêu cầu bồi thường khi bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng được xác định là cán bộ, công chức nhà nước gây ra trong quá trình hoạt động quản lý hành chính, trong hoạt động tố tụng, trong hoạt động thi hành án trái quy định của pháp luật, thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các cá nhân tổ chức bị thiệt hại trên thực tế, kinh phí bồi thường khi xảy ra thiệt hại và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ khi đã gây ra thiệt hại. Tuy nhiên, vấn đề bồi thường của nhà nước và bồi thường dân sự vẫn đang là một trong những băn khoăn trăn trở của nhiều người. Bồi thường nhà nước được xem là một trong những loại trách nhiệm pháp lý đặc thù do pháp luật quy định, vì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được xem là chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luật, khác với các cá nhân và tổ chức trong xã hội thông thường khác, do vậy cho nên tính chất của trách nhiệm bồi thường nhà nước ở đây cũng vô cùng đặc biệt, khác biệt hoàn toàn so với trách nhiệm dân sự thông thường. Bên cạnh những đặc điểm chung của bồi thường nhà nước và bồi thường dân sự thì trách nhiệm bồi thường nhà nước có những đặc thù riêng biệt. Có thể phân biệt và so sánh về trách nhiệm bồi thường của nhà nước với bồi thường dân sự thông qua một số căn cứ cơ bản sau đây:
Tiêu chí | Trách nhiệm bồi thường của nhà nước | Trách nhiệm bồi thường dân sự |
Chủ thể gây thiệt hại | Trong quan hệ bồi thường của nhà nước, chủ thể gây thiệt hại trong trường hợp này được xác định là những đối tượng đang trong quá trình thi hành công vụ theo chức năng và nhiệm vụ của mình được giao bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người thi hành công vụ trong trường hợp này hầu như là những người được bầu cử, được phê chuẩn, được tuyển dụng hoặc được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật vào một vị trí nhất định trong các cơ quan nhà nước để có thể tuân thủ theo trách nhiệm của mình thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý tố tụng, thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc được người khác làm việc và hoạt động trong cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án. | Trong quan hệ bồi thường dân sự thông thường, chủ thể gây thiệt hại trong trường hợp này là bất kỳ người nào có hành vi vi phạm quy định của pháp luật, có hành vi trái quy định của pháp luật suất phát từ lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý mà gây ra thiệt hại cho người khác trên thực tế thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường dựa trên hậu quả mà mình đã gây ra. |
Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường | Trong quan hệ bồi thường của nhà nước, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này được xác định là nhà nước, hay còn được gọi là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mặc dù người gây ra thiệt hại là những chủ thể đang trong quá trình thi hành công vụ tuy nhiên chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường lại thuộc về nhà nước mà không phải là trách nhiệm của cá nhân các cán bộ, công chức khác. Mọi hành vi và mọi quyết định của các cán bộ, công chức trong quá trình thi hành công vụ đều được xác định là hành vi và quyết định của nhà nước trên thực tế, vì vậy cho nên nhà nước là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường trong chế định bồi thường nhà nước. Nếu hành vi đó trái quy định của pháp luật và gây ra thiệt hại cho người khác thì nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Nhưng nếu như là việc làm của các cán bộ và công chức xảy ra trên thực tế lại không gắn liền với các hành vi trong quá trình thi hành công vụ của họ thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi của mình, và trong trường hợp này thì nhà nước sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường, hay nói cách khác thì đây sẽ không được xác định là trách nhiệm bồi thường của nhà nước. | Trong chế định bồi thường dân sự thông thường khi chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường chính là người gây ra thiệt hại hoặc có thể là người giám hộ của những đối tượng đó như cha mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự, pháp nhân sẽ bồi thường cho người của pháp nhân, người dạy nghề khi người học nghề và người làm công gây ra thiệt hại cho người khác trên thực tế đang trong khi thực hiện công việc được giao. |
Bản chất của quan hệ bồi thường | Trong quan hệ bồi thường của nhà nước, nhà nước là chủ thể được xác định sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thay cho các cán bộ, công chức khi những đối tượng này đang trong quá trình thi hành công vụ nhưng lại có hành vi gây ra thiệt hại cho các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Mục đích của quan hệ bồi thường nhà nước là để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các công dân trên thực tế vì suy cho cùng thì hoạt động bồi thường xảy ra là do lỗi của những người thi hành công vụ. Mọi công việc của các cán bộ và công chức đều được pháp luật quy định cụ thể và nếu như các cán bộ đó gây ra thiệt hại do hành vi vi phạm quy định pháp luật của mình thì đó được coi là sai phạm của các cán bộ và bản thân nhà nước là không có lỗi. Tuy nhiên nhà nước với tư cách là người sử dụng các đối tượng đó cho nên nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Quy định này được đánh giá là phù hợp để đáp ứng kịp thời thiệt hại cho người dân, tránh trường hợp người có hành vi gây thiệt hại sẽ không thể có khả năng để bồi thường kịp thời cho người dân. | Trong hoạt động bồi thường dân sự thông thường, chủ thể có trách nhiệm bồi thường được xác định là người có lỗi. Trong trường hợp người giám hộ không chứng minh được mình có lỗi trong quá trình giám hộ đối với người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại trên thực tế thì người giám hộ đó sẽ phải lấy tài sản của mình để bồi thường theo quy định của pháp luật. |
2. Quy định về người được bồi thường trong chế định bồi thường nhà nước:
Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 tại Điều 2 có quy định về đối tượng được bồi thường, đó là các cá nhân và tổ chức bị thiệt hại về vật chất, bị thiệt hại về tinh thần do những đối tượng được xác định là người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017. Theo quy định như đã phân tích nêu trên thì có thể suy ra hai vấn đề như sau: trước hết, người được bồi thường chỉ có thể là cá nhân và tổ chức bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây thiệt hại, tiếp theo đó thì không phải mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội bị nhà nước gây thiệt hại thì đều được bồi thường mà chỉ có những đối tượng và những trường hợp thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước thì các tổ chức và cá nhân bị thiệt hại đó mới được bồi thường theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu quy định nêu trên với các quy định khác có liên quan của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 thì có thể thấy, quy định này không phù hợp với các quy định cụ thể tại Điều 5 của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 về quyền yêu cầu bồi thường. Cụ thể thì điều luật này còn quy định bởi hai đối tượng được bồi thường đó là người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết và qua đời, và tổ chức kế thừa các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức khác khi các tổ chức đó bị chấm dứt tồn tại theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó có thể nói, quy định nêu trên tạo ra sự không bình đẳng giữa những đối tượng bị thiệt hại bởi cùng là người bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây ra thiệt hại tuy nhiên có những đối tượng bị thiệt hại thì được bồi thường vì trường hợp bị thiệt hại của họ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước, ngược lại những đối tượng khác cũng bị thiệt hại tuy nhiên lại không được bồi thường bởi vì trường hợp thiệt hại của họ lại không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Chủ thể có trách nhiệm bồi thường nhà nước:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017 có quy định về nguyên tắc bồi thường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, nguyên tắc bồi thường của nhà nước sẽ được xác định cụ thể như sau:
– Việc bồi thường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường cần phải được xử lý kịp thời, xử lý công khai, bình đẳng và trung thực, cần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, cần phải được tiến hành dựa trên cơ sở thương lượng giữa các chủ thể có liên quan, đó có thể là giữa cơ quan có thẩm quyền giải quyết và người yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự cần phải được thực hiện tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây ra thiệt hại trên thực tế;
– Người yêu cầu bồi thường đã yêu cầu một trong các cơ quan có thẩm quyền giải quyết bồi thường căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 để có thể giải quyết yêu cầu bồi thường và đã được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết yêu cầu bồi thường, thì sẽ không được phép yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác tiến hành hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường.
Bên cạnh đó, luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017 con có quy định cụ thể về cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, có thể kể đến một số cơ quan bao gồm như sau:
– Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
– Viện kiểm sát;
– Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền;
– Các cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017;
– Bộ luật Dân sự năm 2015.