Chủ phương tiện hoặc người thuê phương tiện sẽ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực giao thông đường thủy. Dưới đây là mức phạt sử dụng thuyền viên không có tên trong danh bạ.
Mục lục bài viết
1. Mức phạt sử dụng thuyền viên không có tên trong danh bạ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tiền viên và người làm việc trên tàu cá. Theo đó, hành vi sử dụng thuyền viên không có tên trong danh bạ sẽ bị xử phạt với mức phạt cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là thành viên hoặc người làm việc trên tàu cá, tuy nhiên không mang theo các loại giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các thuyền viên trên tàu cá, tuy nhiên các thành viên này lại không có tên trong sổ danh bạ thuyền viên tàu cá;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Thuyền trường hoặc mấy trưởng không có văn bằng hoặc không có chứng chỉ theo quy định của pháp luật được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Không có sổ danh bạ thuyền viên tàu cá được lập theo quy định của pháp luật.
– Đối với những hành vi không mua bảo hiểm cho thuyền viên trên tàu cá sẽ bị xử phạt với mức phạt cụ thể như sau:
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là chủ tàu cá có hành vi không mua bảo hiểm cho thuyền viên với số lượng dưới 03 thuyền viên làm việc trên tàu cá đó;
+ Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là chủ tàu cá, tuy nhiên không thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm cho thuyền viên với số lượng từ 03 thuyền viên đến dưới 05 thuyền viên làm việc trên tàu cá đó;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là chủ tàu cá không thực hiện trách nhiệm mua bảo hiểm thuyền viên với số lượng từ 05 thuyền viên đến 10 thuyền viên làm việc trên tàu cá đó;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là chủ tàu cá không thực hiện trách nhiệm mua bảo hiểm thuyền viên với số lượng từ 10 thuyền viên trở lên làm việc trên tàu cá đó.
Như vậy có thể nói, hành vi sử dụng thuyền viên không có tên trong danh bạ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Thẩm quyền xử phạt sử dụng thuyền viên không có tên trong danh bạ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 của Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, có quy định cụ thể về thẩm quyền của cảnh sát biển. Theo đó cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt như sau:
– Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang trong quá trình thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt đến 1.500.000 đồng theo quy định của pháp luật;
– Tổ trưởng tổ nghiệp vụ cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt lên đến năm 1.000.000 đồng theo quy định của pháp luật;
– Đội trưởng đội nghiệp vụ cảnh sát biển và trạm trưởng trạm Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt cụ thể như sau: Phạt tiền đến 10.000.000 đồng theo quy định của pháp luật và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt tiền đến 25.000.000 đồng, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền cho việc phân tích nêu trên, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Hải đội trưởng Hải đoàn cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt tiền đến 50.000.000 đồng, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền nêu trên, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chỉ huy trưởng Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Tư lệnh cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt tiền lên đến 1.000.000.000 đồng, ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ hành nghề do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, sự thuyền viên không có tên trong danh bạ có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Vì vậy, thẩm quyền xử phạt đối với hành vi sử dụng thuyền viên không có tên trong danh bạ trong trường hợp này sẽ thuộc về Tổ trưởng tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển.
3. Quy định về trách nhiệm lập danh bạ thuyền viên:
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về trách nhiệm lập danh bạ thuyền viên. Hành vi sử dụng tuyển viên không có tên trong danh bạ sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, và sẽ bị xử phạt theo mức phạt tiền cụ thể theo như phân tích nêu trên. Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2019 có quy định về chức danh tuyển biên. Theo đó thì chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên được quy định cụ thể như sau:
– Chức danh thuyền viên trên các phương tiện bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thủy thủ và thợ máy. Chủ phương tiện theo quy định của pháp luật sẽ phải có trách nhiệm bố trí đầy đủ các chức danh, tiến hành hoạt động định viên thuyền viên làm việc trên các phương tiện đó và lập danh sách thuyền viên theo quy định của pháp luật;
– Thuyền viên làm việc trên các phương tiện cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Một số điều kiện mà các thành viên cần phải đắp ứng trên phương tiện trong quá trình làm việc cụ thể như sau: Đủ 16 tuổi trở lên theo quy định của pháp luật và không quá 55 tuổi đối với nữ, không quá 60 tuổi đối với nam. Phải đắp ứng được điều kiện về đầy đủ tiêu chuẩn sức khỏe và phải được tiến hành hoạt động kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm bởi các cơ sở khám chữa bệnh, phải có bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh và loại phương tiện mà mình làm việc;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ y tế sẽ phải tiến hành hoạt động thống nhất ý kiến và thống nhất quan điểm với bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về quy định tiêu chuẩn sức khỏe của các thuyền viên làm việc trên tàu;
– Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải sẽ quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh và chế độ trách nhiệm, quy định về nghĩa vụ của thành viên đối với từng loại phương tiện khác nhau, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Bộ trưởng Bộ quốc phòng, bộ trưởng Bộ công an và bộ trưởng Bộ thì sản trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình sẽ cần phải quy định về tiêu chuẩn chức danh và chế độ trách nhiệm của các diễn viên làm việc trên phương tiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và tàu cá.
Theo đó thì có thể nói, người có trách nhiệm lập danh bạ thuyền viên trong giao thông đường thủy nội địa thuộc về chủ phương tiện hoặc người thuê phương tiện đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2019;
– Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.