Bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức kinh doanh nào cũng cần phải nắm rõ và thực hiện các nghiệp vụ liên lạc. Dưới đây là mức xử phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định về liên lạc nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt vi phạm các quy định về liên lạc nghiệp vụ:
Trong quá trình thực hiện dịch vụ viễn thông, vi phạm quy định về liên lạc nghiệp vụ là một vấn đề không thể tránh khỏi. Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (sau được sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản), có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về liên lạc nghiệp vụ. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc không quy định chi tiết đối tượng, phạm vi, mức sử dụng hoặc có hành vi không ban hành quy chế quản lý liên lạc nghiệp vụ nội bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không thực hiện đúng và đầy đủ quy chế quản lý liên lạc nghiệp vụ nội bộ của doanh nghiệp.
Theo đó thì có thể nói, cần phải tuân thủ đầy đủ mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về liên lạc nghiệp vụ theo như phân tích nêu trên.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm các quy định về liên lạc nghiệp vụ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 114 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (sau được sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản), có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra. Cụ thể như sau:
– Thanh tra viên và những đối tượng được xác định là người được giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông đang trong quá trình thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt như sau: phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, phạt tiền đến 800.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính và giao dịch điện tử, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá hai lần mức phạt tiền nêu trên, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chánh thanh tra Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục viễn thông, Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Cuộc tần số vô tuyến điện, giám đốc trung tâm tần số khu vực, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành trung tâm tin số khu vực có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính và giao dịch điện tử, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, phát triển đến 56.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính và giao dịch điện tử, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chánh thanh tra Bộ thông tin và truyền thông, cục trưởng Cục viễn thông, cục trưởng Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, cục trưởng Cùng tần số vô tuyến điện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, và tiến đến 80.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính và giao dịch điện tử, tức quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Như vậy có thể nói, hành vi vi phạm quy định về liên lạc nghiệp vụ theo như phân tích nêu trên có thể bị phạt tiền với mức cao nhất lên đến 50.000.000 đồng. Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về liên lạc nghiệp vụ sẽ thuộc về: Chánh thanh tra Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục viễn thông, Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Cuộc tần số vô tuyến điện, giám đốc trung tâm tần số khu vực, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành trung tâm tin số khu vực.
3. Quy chế liên lạc nghiệp vụ của doanh nghiệp viễn thông được quy định như thế nào?
Do sự phát triển của khoa học và công nghệ, số liệu có thể gửi đi một cách dễ dàng. Việc xử lý số liệu theo thuật ngữ pháp lý sẽ được gọi là viễn thông. Nghiệp vụ liên lạc viễn thông cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp. Nhằm quản lý tốt hơn trong hoạt động lĩnh vực viễn thông, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đặt ra quy định xử phạt về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Luật viễn thông năm 2018 có quy định về liên lạc nghiệp vụ. Theo đó, liên lạc nghiệp vụ là một trong những hoạt động của doanh nghiệp viễn thông. Doanh nghiệp viễn thông theo quy định của pháp luật hiện nay xét được sử dụng hoạt động liên lạc trong nước và liên lạc quốc tế thông qua mạng viễn thông do các doanh nghiệp đó khai thác để quản lý, thực hiện hoạt động điều hành, xử lý kĩ thuật và nghiệp vụ, và đồng thời được miễn giá cước sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp viễn thông sẽ quy định chi tiết về đối tượng, phạm vi, mức sử dụng và ban hành ra các quy chế quản lý liên lạc nghiệp vụ nội bộ doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Quy chế quản lý liên lạc nghiệp vụ nội bộ được xem là quy chế riêng của từng doanh nghiệp khác nhau, tuy nhiên trên thực tế, mức sử dụng và ban hành quy chế liên lạc nghiệp vụ nội bộ doanh nghiệp cũng có những quy định cụ thể khác nhau, tuy nhiên các doanh nghiệp cần phải quy định sao cho dễ dàng tiếp cận nhất trên thực tế.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Luật viễn thông năm 2018 có quy định về vấn đề ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông. Theo đó thì các doanh nghiệp viễn thông sẽ phải ngưng kinh doanh dịch vụ viễn thông trong một số trường hợp cơ bản sau:
– Khi nguồn kinh doanh một phần hoặc ngừng kinh doanh toàn bộ dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật đã được cấp phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp viễn thông sẽ phải có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và đồng thời phải có biện pháp đảm bảo lợi ích của người sử dụng dịch vụ viễn thông và các bên có liên quan;
– Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phương tiện thiết yếu hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông đang nắm vị trí thống lĩnh thị trường chỉ được phép ngừng kinh doanh một phần hoặc ngừng kinh doanh toàn bộ dịch vụ viễn thông khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông chấp nhận bằng văn bản;
– Chính phủ sẽ quy định cụ thể về điều kiện và thủ tục ngừng hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Viễn thông năm 2018;
– Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;
– Nghị định 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.