Tai nạn lao động là những rủi ro về sức khỏe tính mạng đối với người lao động khi tham gia quan hệ lao động, nếu đủ điều kiện hưởng chế độ này thì người lao động có quyền được chi trả chế độ này. Vậy tai nạn lao động khi Công ty nợ BHXH có được bồi thường?
Mục lục bài viết
1. Trường hợp được hưởng chế độ tai nạn lao động:
Cá nhân khi gặp tai nạn lao động trong quá trình làm việc sẽ được bên người sử dụng lao động xem xét có đủ điều kiện để được hưởng chế độ này hay không. Hiện nay, theo quy định tại Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ nạn lao động được ghi nhận với các nội dung dưới đây:
– Cá nhân là người lao động phải đảm bảo thuộc một trong các trường hợp bị tai nạn mà Luật an toàn vệ sinh lao động đã quy định thì mới có đủ điều kiện để hưởng chế độ này. Nếu cá nhân bị tai nạn đảm bảo về địa điểm xảy ra đó là nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc kể cả cá nhân này đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà
– Cũng trong luật này quy định cả trường hợp nếu bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc thông qua yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được sử dụng lao động ủy quyền;
– Nếu đang trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong một khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý đối với công việc được tiếp nhận bởi người sử dụng lao động thì cũng nằm trong các trường hợp sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động;
– Ngoài ra, còn phải đảm bảo điều kiện đối với mức độ suy giảm khả năng lao động hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành thì người lao động phải bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động đã được quy định phân tích với các nội dung nêu trên thì mới được hưởng chế độ;
Lưu ý rằng: người lao động sẽ không được hưởng chế độ do quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp chi trả nếu xem xét thấy thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Có thể kể đến một số các trường hợp người lao động sẽ không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động như có những mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn và mâu thuẫn này không liên quan trực tiếp đến việc thực hiện công việc nhiệm vụ lao động; nhận thấy cá nhân này cố ý hủy hoại sức khỏe của bản thân thì người sử dụng lao động cũng không thể nào chịu trách nhiệm về vấn đề này hoặc có hành động sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định pháp luật thì người lao động phải hoàn toàn tự chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình gây nên.
2. Tai nạn lao động khi Công ty nợ BHXH có được bồi thường?
Cá nhân là người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động trên thực tế không tránh khỏi được những rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng hoặc sức khỏe. Hiện nay, theo quy định của Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn lao động được hiểu là tình trạng xảy ra những biến cố nhất định gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc thậm chí dẫn đến tử vong cho người lao động khi cá nhân này đang thực hiện quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc nhiệm vụ đã được giao phó mọi người sử dụng lao động. Cũng chính vì những rủi ro không thể lường trước được nên người lao động có quyền được hưởng khoản tiền bảo hiểm đối với tính mạng sức khỏe khi tham gia lao động cho người sử dụng lao động.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động đã được quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, cụ thể: Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động mà những đối tượng này nằm trong nhóm phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của luật bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không chỉ phải bồi thường và trợ cấp như quy định thông thường đối với chế độ này cho người lao động mà còn phải thực hiện nghĩa vụ đó là trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp thay cho cơ quan bảo hiểm xã hội cho người lao động bị tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp.
Bên cạnh đó tại khoản 4 của Điều 5 Thông tư
+ Thứ nhất, xét trên thực tế về khả năng suy giảm lao động của người lao động nếu cá nhân này bị suy giảm từ 5% đến 30% thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thông qua hình thức một lần. Mức bồi thường đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% được thực hiện theo quy định của luật bảo hiểm xã hội;
+ Xét đến trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp cho người lao động hàng tháng và mức chi trả sẽ được quy định theo luật bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, việc chi trả hoàn toàn có thể thực hiện một lần hàng tháng nếu các bên có thể tự thỏa thuận được với nhau về vấn đề này.
Như vậy, khi cá nhân tham gia lao động mà gặp phải tai nạn lao động thì hoàn toàn có quyền được hưởng chế độ này nếu nằm trong trường hợp được hưởng chế độ theo đúng quy định. Việc người sử dụng lao động hoặc công ty nợ bảo hiểm xã hội sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Đây là trách nhiệm riêng của công ty đối với cơ quan bảo hiểm xã hội và công ty sẽ phải có trách nhiệm làm việc và giải quyết vấn đề này
3. Hệ quả của việc doanh nghiệp nợ đóng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động:
– Có thể thấy, doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội là một trong những tình trạng diễn ra khá phổ biến ở nước ta. Hiện nay, liên quan đến việc nợ đóng bảo hiểm xã hội cùng các khoản bảo hiểm y tế đã được điều chỉnh tại Luật Bảo hiểm xã hội và doanh nghiệp khi chậm nộp bảo hiểm xã hội có thể sẽ bị phạt chậm nộp và tính lãi chậm nộp theo đúng quy định. Theo pháp luật hiện hành thời gian đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp được quy định đó là đóng hàng tháng chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng; Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lựa chọn đóng hàng quý hoặc 6 tháng 1 lần.
– Doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội được xác định là khi không hoàn tất đúng thời gian quy định như đã đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ theo Điều 56 của quy định ban hành kèm theo
– Bên cạnh đó, theo khoản 4 của Điều 38
+ Người sử dụng lao động có hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bảo hiểm thất nghiệp;
+ Thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đảm bảo đúng số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộ,c bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;
+ Đối với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đã được nhà nước quy định một mức cụ thể. Tuy nhiên lại không tuân thủ mức quy định này nhưng được xác định không phải là trốn đóng.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015;
–