Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là một trong những nội dung quan trọng của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên phải bồi thường thiệt hại do thú dữ với bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra hiện nay vẫn đang bị nhiều người nhầm lẫn.
Mục lục bài viết
1. So sánh bồi thường thiệt hại do thú dữ với do súc vật gây ra:
Có thể so sánh bồi thường thiệt hại do thú dữ với bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra dựa trên những điểm tương đồng và những điểm khác biệt như sau:
Tiêu chí | Bồi thường thiệt hại do thú dữ gây ra | Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra |
Giống nhau | Trong quá trình nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra và bồi thường thiệt hại do thú dữ gây ra, có thể nhận thấy một số điểm tương đồng giữa bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra với bồi thường thiệt hại do thú dữ gây ra, cụ thể như sau: – Về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra và bồi thường thiệt hại do thú dữ gây ra đều xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, người sử dụng hợp pháp thú dữ và súc vật đó; – Về yếu tố lỗi của các chủ thể, bồi thường thiệt hại do thú dữ gây ra và bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra đều hướng tới việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý động vật đó, tức là các chủ thể này sẽ bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi; – Về căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại, căn cứ theo quy định tại Điều 584 của Bộ luật dân sự năm 2015 có hai trường hợp thiệt hại xảy ra do súc vật hoặc do thú dữ gây ra nhưng không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đó là thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, thiệt hại do súc vật và thú dữ gây ra trong trường hợp bất khả kháng. Bất khả kháng được xem là căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong đó có Việt Nam, theo đó, chủ sở hữu và người chiếm hữu súc vật và thú dữ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu như chứng minh được không thể dự đoán được và không thể ngăn chặn được thiệt hại xảy ra do điều kiện hoàn toàn khách quan; – Về điều kiện làm phát sinh thiệt hại, trong trường hợp này thì nguyên nhân gây thiệt hại là do hoạt động nội tại của súc vật và thú dữ. Nếu như trong trường hợp súc vật/thú dữ gây thiệt hại dưới sự điều khiển của con người thì đó không phải là do súc vật gây thiệt hại mà do hành vi của con người gây thiệt hại. Súc vật/thú dữ nhận tín hiệu và làm theo yêu cầu mệnh lệnh của người điều khiển gây thiệt hại cho người khác thì lúc đó súc vật/thú dữ chỉ là công cụ và phương tiện gây thiệt hại. | |
Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường | Khi thú dữ gây thiệt hại, được xác định trách nhiệm của người thứ ba trong trường hợp này sẽ không được đặt ra. Trên phương diện thực tế, việc người thứ ba tác động làm cho thú dữ gây thiệt hại cho người khác hầu như sẽ không thể xảy ra do tính chất tự nhiên của loài động vật này. | Khi súc vật gây ra thiệt hại, ngoài trụ sở hữu và người chiếm hữu, sử dụng súc vật theo quy định của pháp luật, chủ thể sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn bao gồm cả người thứ ba có hành vi tác động làm cho súc vật gây thiệt hại. Căn cứ theo quy định tại Điều 603 của Bộ luật dân sự năm 2015, trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi lầm do súc vật gây ra thiệt hại cho người khác thì khi đó người thứ ba sẽ phải bồi thường thiệt hại, nếu như người thứ ba và chủ sở hữu cũng có lỗi thì khi đó hai đối tượng này sẽ phải liên đới để bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Người thứ ba trong trường hợp này được xác định không phải là chủ sở hữu, không phải là người được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua các giao dịch dân sự, tuy nhiên người thứ ba lại có hành vi tác động và thúc đẩy súc vật gây thiệt hại cho người khác thì chủ thể này sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. |
Căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại | Trong trường hợp thú dữ gây ra thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được loại trừ trong hai trường hợp đó là sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại. | Tuy nhiên, khi súc vật gây ra thiệt hại, chủ thể được loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên nhiều căn cứ hơn, đó có thể là do sự kiện bất khả kháng phải do tình thế cấp thiết, hoặc hoàn toàn do lỗi của bên thứ ba. |
2. Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:
Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra thì trách nhiệm này được chia làm 02 loại:
Một là, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật là vật nuôi gây ra. Súc vật là súc vật đã được con người thuần dưỡng để trở thành vật nuôi trong nhà, sống thân thiện với con người và môi trường xung quanh, con người có thể điều khiển được hoạt động của chúng để phục vụ cho nhu cầu của mình. Súc vật và thú dữ có dấu hiệu nhận diện khác biệt nhau, trong khi thú dữ là loài súc vật còn nguyên bản năng hoang dã thì súc vật đã được thuần hóa theo loài. Phần lớn thời gian sinh trưởng và tồn tại của súc vật đều diễn ra trong môi trường sống của con người, có sự tiếp xúc và chịu sự thuần dưỡng nhằm phục vụ cho nhu cây của con người, trong khi đó thú dữ phân lớn sinh sống trong môi trường tự nhiên như các khu rừng vào tổn. Thú dữ có đặc tính hung dữ, còn súc vật ôn hòa hơn, thú dữ thường tự động tấn công con người, con mồi. Còn súc vật không coi con người là con mồi, súc vật thường chi tấn công khi bị đe dọa. Tuy nhiên trong quá trình nuôi giữ, súc vật vẫn còn tồn tại một vài đặc tính loài, ví dụ như: chó, mèo, trâu, bò … gây thiệt hại thì chủ sở hữu có thể phải chịu trách nhiệm bù đắp tổn thất cho người bị thiệt hại.
Hai là, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các loài súc vật chưa được thuần hóa khác gây ra. Bên cạnh súc vật là vật nuôi, còn nhiều cá thể cùng loại nhưng chưa được con người thuận sinh sông trong môi trường tự nhiên có khả năng gây thiệt hại cho con người. Theo nguyên tắc, chủ sở hữu những loại súc vật khác này cũng có nghĩa vụ phải quản lý tài sản của mình, do đó, súc vật nhóm nay gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người quản lý tài sản phải chịu trách nhiệm bởi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
3. Bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là một loại trách nhiệm pháp lý mang đầy đủ các đặc trưng cơ bản của trách nhiệm dân sự. Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cũng có thể được xem là một loại chế tài được áp dụng đối với chủ thể đã có lỗi trong việc quản lý, vận hành để súc vật gây thiệt hại. Tuy nhiên, thông qua hoạt động nghiên cứu tác giả nhận thấy chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng, người có tác động khiến tài sản gây thiệt hại sẽ phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi. Do vậy sẽ rất khó để khẳng định tránh nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là chế tài được áp dụng cho hành vi vi phạm pháp luật của chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản… Việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra nói riêng nhằm bù đắp những tổn thất mà người bị thiệt hại đã phải gánh chịu. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra được xác lập cho chủ sở hữu, người chiếm hữu súc vật. thực chất được xác lập trên cơ sở nguyên tắc chủ thể được hưởng lợi từ tài sản đồng thời phải gánh chịu những rủi ro do tài sản gây ra. Thông qua đó, việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cũng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ sở hữu, người có nghĩa vụ phải quản lý tài sản. Chủ sở hữu, người quản lý tài sản phải có nghĩa vụ trông coi tài sản không được để tài sản của mình gây thiệt hại cho chủ thể khác. Để súc vật không gây thiệt hại, chủ sở hữu súc vật, người quản lý súc vật phải ap dụng các biện pháp phòng ngừa, khắc phục thiệt hại. Các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật nói riêng là nền tàng cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến thiệt hại do súc vật gây ra.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.