Pháp luật dân sự đã có những thay đổi đối với quy định về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Dưới đây là quy định về việc xác định yếu tố lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Xác định yếu tố lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng biểu hiện thái độ tâm lý của chủ thể gây thiệt hại khi họ thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật gây thiệt hại cho các chủ thể khác. Có nhiều cách thức để xác định yếu tố lỗi trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Hình thức lỗi khác nhau sẽ phản ánh những thái độ khác nhau của chủ thể gây thiệt hại đối với hành vi mà mình thực hiện trên thực tế gây thiệt hại cho các chủ thể khác. Về mặt hình thức của lỗi, quan hệ tâm lý, ở đây bao gồm yếu tố lý trí và yếu tố ý chí. Hai yếu tố này một phần thể hiện năng lực nhận thức và một phần còn lại thể hiện năng lực điều khiển hành vi dựa trên cơ sở nhận thức chính là những biểu hiện của yếu tố tâm lý cần thiết trong mọi hành vi của con người. Bộ luật dân sự năm 2015 không có điều luật riêng biệt về hình thức lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà chỉ có quy định chung chung tại Điều 364 quy định về lỗi trong trách nhiệm dân sự. Theo quy định này thì lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Về lỗi cố ý được quy định đó là, lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ ràng về hành vi của mình có thể sẽ gây ra thiệt hại cho người khác trên thực tế tuy nhiên vẫn thực hiện và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra, hoặc tuy không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng có thái độ để mặc cho hậu quả xảy ra. Quy định này chỉ ra hai trường hợp là của lỗi cố ý, trường hợp đầu tiên là trường hợp chủ thể gây ra thiệt hại hoàn toàn nhận thức rõ ràng rằng hành vi của mình có thể hoặc chắc chắn gây ra thiệt hại cho người khác tuy nhiên vẫn lựa chọn cách xử sự đó là tiếp tục thực hiện hành vi đó. Đây trường hợp được xác định là lỗi cố ý trực tiếp. Trường hợp thứ hai đó là trường hợp về mặt ý chí thì chủ thể gây thiệt hại hoàn toàn nhận thức rõ ràng về hậu quả của mình là thiệt hại cho người khác có thể xảy ra hoặc chắc chắn xảy ra nhưng không có những biện pháp ngăn chặn hậu quả mà có thái độ để mặc cho thiệt hại xảy ra, trong khoa học pháp lý thì trường hợp này được xác định là lỗi cố ý gián tiếp.
Về lỗi vô ý, tức là một trường hợp một người nào đó không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại cho người khác mặc dù biết hoặc có thể biết trước về thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại cho người khác tuy nhiên cho rằng thiệt hại đó không xảy ra hoặc thiệt hại đó có thể ngăn chặn được. Theo quy định này thì lỗi vô ý trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng thì lỗi vô ý cũng bao gồm hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất đó là chủ thể gây ra thiệt hại nhận thức được thiệt hại có thể xảy ra trên thực tế tuy nhiên do quá tin tưởng vào những yếu tố chủ quan của bản thân như: trình độ, kinh nghiệm kỹ năng … mà đã cho rằng có thể ngăn chặn được thiệt hại đó, và đây được xác định là lỗi vô ý vì quá tự tin. Còn trường hợp còn lại là trường hợp mà chủ thể không nhận thấy trước được rằng hành vi của mình có thể gây ra thiệt hại trên thực tế mặc dù đáng lẽ chủ thể này biết hoặc phải biết trước hành vi của mình có thể gây ra thiệt hại, vào đây được xác định là lỗi vô ý do cẩu thả.
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như vậy là dựa trên khái niệm khoa học của lỗi cố ý và lỗi vô ý. Quy định về lỗi trong trách nhiệm dân sự của Bộ luật dân sự năm 2015 hoàn toàn được kế thừa từ Bộ luật dân sự năm 2005 trước đó. Theo đó, có thể xác định yếu tố lỗi trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo như phân tích nêu trên. Tóm lại, yếu tố lỗi đóng vai trò là một trong những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra. Mặc dù quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 không đề cập đến yếu tổ lỗi nhưng như đã khẳng định ở trên, lỗi là yếu tố tâm lý luôn gắn liền với hành vi của con người, không thể tồn tại lỗi ngoài hành vi của con người. Chính vì vậy mặc dù điều luật không đề cập đến yếu tố lỗi nhưng lỗi luôn đóng vai trò là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi của con người gây ra. Còn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản gây ra, lỗi không phải là căn cứ phát sinh. Bởi lẽ tài sản không có hoạt động có ý thức, vì vậy không thể đặt ra vẫn để lỗi của tài sản. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản gây ra chỉ có thể đặt ra vấn đề lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản trong việc quản lý tài sản.
2. Lỗi được xem là căn cứ để loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, lỗi được xác định là căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường của chủ thể gây thiệt hại. Căn cứ theo quy định tại Điều 584 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định phải người tới thiệt hại sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh hoàn toàn do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, chưa trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác. Như vậy có thể nói, lỗi của bên bị thiệt hại là một trong những căn cứ để loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong trường hợp này, chúng ta gây ra thiệt hại mặc dù đã có hành vi gây thiệt hại tuy nhiên hành vi này không phải là hành vi trái quy định của pháp luật, và bên bị thiệt hại là hoàn toàn có lỗi trong việc để thiệt hại đó xảy ra.
Ví dụ: Trường hợp A đến ngã tư và di chuyển theo đúng tín hiệu đèn giao thông lúc này đang là đèn xanh, còn B vượt đèn đỏ ở một hướng khác đi tới. A đâm vào B khiến thiệt hại xảy ra là phương tiện giao thông của B bị hư hỏng B bị thương phải đến bệnh viện tiến hành khâu vết thương Trong trường hợp này, có thể thấy hành vi A đâm vào B là hành vi gây thiệt hại nhưng đây không phải là hành vi trái pháp luật bởi A đang di chuyển trên hưởng được phép di chuyền có đèn tín hiệu giao thông là đèn xanh. Còn B có hành vi vi phạm pháp luật là vượt đèn đỏ. Và chính hành vi này của B đã gây ra việc B bị thiệt hại về tài sản và sức khoẻ. Trường hợp này, A sẽ được loại trừ toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
3. Lỗi là yếu tố được xem xét để giảm mức bồi thường ngoài hợp đồng:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, lỗi của chủ thể gây thiệt hại là căn cứ giảm mức bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 2 Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Theo quy định này, để được giảm mức bồi thường thiệt hại, chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần phải đáp ứng đồng thời cả hai điều kiện:
– Có lỗi vô ý hoặc không có lỗi;
– Thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hai.
Theo quy định này, lỗi vô ý hoặc không có lỗi của người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một trong hai căn cứ để giảm mức bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên đây không phải là căn cứ duy nhất. Để tránh việc người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trồn tránh trách nhiệm của mình và bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại, nhà làm luật quy định người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải đồng thời đáp ứng cả căn cứ thứ hai là thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của họ. Việc quy định căn cứ giảm mức bối thường thiệt hại như vậy có ý nghĩa trên thực tiễn đảm bảo cho các bản án của toà án có thể thực hiện trên thực tế, tránh tình trạng bản án tuyên ra nhưng không thể thực hiện. Đồng thời đảm bảo cho người bị thiệt hại có thể nhận được bồi thường thực tế chư không phải chỉ là những khoản bởi thường trên giấy tờ được tuyên trong bản án của Tòa án.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.