Xung đột thông tin trên mạng là hiện tượng xảy ra cũng thường gặp trên thực tế. Pháp luật quy định rất chặt chẽ về việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên :
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng:
Căn cứ khoản 14 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 29/VBHN-VPQH 2018 Luật an toàn thông tin mạng quy định xung đột thông tin được hiểu là hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài có sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin trên mạng.
Khi có sự xung đột thì phải ngăn chặn tình trạng xung đột thông tin trên mạng đó, cụ thể là việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật, công nghệ nhằm giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng. Theo đó, kinh phí đảm bảo cho nhiệm vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng sẽ do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nguyên tắc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng được quy định như sau:
– Phải đảm bảo đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Phải tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Phải tiến hành một cách liên tục, thường xuyên.
– Phải chủ động phát hiện, ngăn chặn, khắc phục kịp thời và hiệu quả, không để xảy ra chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng dưới mọi hình thức.
(căn cứ Điều 4 Nghị định số 142/2016/NĐ-CP).
2. Nội dung ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng quy định như thế nào?
(1) Thực hiện giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng:
Bước 1: Giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng:
– Thực hiện giám sát, phát hiện, cảnh báo xung đột thông tin trên mạng phải diễn ra thường xuyên và liên tục.
– Thực hiện triển khai các giải pháp giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng đối với các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, các cổng kết nối quốc tế.
– Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, các cổng kết nối quốc tế phối hợp với cơ quan nghiệp vụ nhằm mục đích xây dựng, triển khai, huấn luyện, duy trì hệ thống giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý xung đột thông tin trên mạng:
– Sau khi tiếp nhận xung đột thông tin trên mạng, chủ quản hệ thống thông tin phải phối hợp với cơ quan nghiệp vụ để ứng cứu sự cố và ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
– Việc phân tích, xử lý xung đột thông tin trên mạng giữa các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài phải được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích không làm gia tăng mức độ xung đột và ngăn chặn không để xảy ra chiến tranh dưới mọi hình thức.
(2) Xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng:
– Xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng gồm:
+ Xác định gói tin, thông tin, địa chỉ nguồn, địa chỉ đích, cổng dịch vụ và cách thức, thủ đoạn xung đột thông tin trên mạng.
+ Xác định đối tượng, mục đích và mức độ gây xung đột thông tin trên mạng.
– Việc xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể như:
+ Giúp phát hiện, thu thập, đánh giá, sử dụng làm bằng chứng, chứng cứ.
+ Sau khi xác định được nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng thì mới có thể tìm ra được các biện pháp xử lý phù hợp.
– Trách nhiệm xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng sẽ do chủ quản hệ thống thông tin liên quan đến xung đột thông tin trên mạng phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để xác định.
(3) Chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng:
– Việc chặn lọc thông tin được các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet thực hiện khi đảm bảo điều kiện sau:
+ Đã xác định rõ được tính hợp lý về yêu cầu của bên bị xung đột thông tin trên mạng.
+ Khi cơ quan nghiệp vụ có yêu cầu.
+ Khi đã xác định được nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
– Việc tổ chức khắc phục xung đột thông tin trên mạng sẽ do chủ quản hệ thống thông tin chịu trách nhiệm.
– Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm xây dựng các phương án khắc phục xung đột thông tin trên mạng thuộc phạm vi quản lý.
– Tiếp theo, thực hiện tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả khắc phục xung đột thông tin trên mạng cho cơ quan nghiệp vụ.
– Việc loại trừ xung đột thông tin trên mạng thuộc trách nhiệm của cơ quan nghiệp vụ.
– Trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet là phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
– Lưu ý khi có những yếu tố sau, việc loại trừ xung đột thông tin trên mạng sẽ được thực hiện:
+ Xác định được rõ nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng.
+ Có sự thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, email hoặc hệ thống thông tin đại chúng đến tổ chức, cá nhân có liên quan đối với nguồn thông tin gây xung đột thông tin trên mạng.
+ Đảm bảo nguồn nhân lực, biện pháp công nghệ, kỹ thuật và đấu tranh ngoại giao có đủ khả năng để loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
(4) Thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục và hợp tác quốc tế để ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
3. Trách nhiệm của Bộ quốc phòng trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng:
– Nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng theo chức năng, nhiệm vụ, Bộ Quốc Phòng thực hiện chủ trì ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
– Nhằm mục đích phòng, chống chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng; hoặc ngăn chặn các lực lượng quân sự nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin; hoặc các tổ chức trong nước, nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin quân sự, quốc phòng, các hệ thống thông tin có cấp độ 3 trở lên mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đến quốc phòng, Bô quốc phòng tổ chức xây dựng lực lượng nghiệp vụ có tính chiến đấu cao, điều phối và sử dụng các nguồn lực quốc phòng để ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
– Tiến hành xây dựng, sửa đổi, bổ sung, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
– Để đạt được nhiệm vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng, Bộ quốc phòng phải tăng cường đầu tư, trang bị phương tiện đặc thù.
– Tổ chức huấn luyện, diễn tập nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng bằng cách chỉ đạo lực lượng thuộc quyền phối hợp với cơ quan nghiệp vụ của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông.
– Thực hiện hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
– Trao đổi thông tin với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao về hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng một cách thường xuyên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 29/VBHN-VPQH Luật an toàn thông tin mạng.
Nghị định số 142/2016/NĐ-CP về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
Luật An toàn thông tin mạng số
Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.