Quy định về thành viên giao dịch đặc biệt và điều kiện để đăng ký từ thành thành viên giao dịch đặc biệt theo quy định của pháp luật hiện hành được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thành viên giao dịch đặc biệt là gì? Điều kiện đăng ký?
1.1. Thành viên giao dịch đặc biệt là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 158/2020/NĐ-CP thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh là các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được chấp thuận trở thành một trong các thành viên giao dịch đặc biệt bởi Sở giao dịch chứng khoán để thực hiện các giao dịch chứng khoán phái sinh trên trái phiếu chính phủ
1.2. Điều kiện đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt?
Căn Cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về điều kiện để đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt như sau:
Các tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành đăng ký để trở thành thành viên giao dịch đặc biệt trên Sở giao dịch chứng khoán nếu đắp ứng được tất cả các điều kiện dưới đây:
Thứ nhất, ngân hàng thương mại khi nhánh ngân hàng nước ngoài phải là thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường trái phiếu chính phủ trực thuộc sở giao dịch chứng khoán
Thứ hai, ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được chấp thuận thông qua văn bản cho phép được đầu tư chứng khoán phái sinh bởi ngân hàng nhà nước
Thứ ba, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã ký kết hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với các thành viên bù trừ chung nếu như ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó đăng ký làm thành viên không bù trừ.
Thứ tư, ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng cần phải đáp ứng được các điều kiện đưa ra bởi Sở giao dịch chứng khoán về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và xây dựng quy trình nghiệp vụ phù hợp cho việc thực hiện các giao dịch chứng khoán phái sinh
Thứ năm, ngân hàng thương mại ngân hàng nước ngoài không đang trong thời gian tiến hành hợp nhất, sáp nhập hoặc đang trong tình trạng kiểm soát kiểm soát đặc biệt, tạm ngừng hoạt động đã được công bố bởi quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt bao gồm:
Các chủ thể là tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nhu cầu đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt cần phải tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký bao gồm các giấy tờ dưới đây:
– Một giấy đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh theo mẫu quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 158/2020/NĐ-CP mẫu số 06;
– Một văn bản chấp thuận của ngân hàng nhà nước về việc cho phép ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện việc đầu tư chứng khoán phái sinh;
– Một bản thuyết minh mô tả đầy đủ về hạ tầng công nghệ thông tin và bản mô tả quy trình nghiệp vụ được hướng dẫn bởi Sở giao dịch chứng khoán;
– Nếu ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đăng ký làm thành viên không bù trừ thì cần phải có thêm hợp đồng ủy thác bù trừ chung với thành viên bù trừ chung.
Lưu ý: hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt sẽ được làm thành 01 bộ hồ sơ gốc nếu như các tài liệu trong hồ sơ là bản sao thì yêu cầu đó phải là bản sao từ sổ gốc hoặc đã được công chứng chứng thực. Hồ sơ có thể thông qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp tại văn phòng của Sở giao dịch chứng khoán.
3. Thành viên giao dịch đặc biệt bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 58/2021/NĐ-CP theo đó thành viên giao dịch đặc biệt sẽ bị đình chỉ hoạt động bởi cơ quan có thẩm quyền là Sở giao dịch chứng khoán trong các trường hợp dưới đây:
– Ủy ban chứng khoán nhà nước đã ra quyết định đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh đối với trường hợp thành viên giao dịch đặc biệt cũng là thành viên bù trừ. Điều này có nghĩa là sau khi thành viên giao dịch đặc biệt ủy ban chứng khoán nhà nước đình chỉ hoạt động thì sở giao dịch chứng khoán sẽ ra quyết định đình chỉ hoạt động giao dịch
– Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đã ra quyết định đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh đối với trường hợp thành viên giao dịch đặc biệt cũng là thành viên bù trừ. Điều này có nghĩa là sau khi thành viên giao dịch đặc biệt bị Tổng công ty và bù trừ chứng khoán Việt Nam ra quyết định chính trị hoạt động chứng khoán thì Sở giao dịch chứng kháon sẽ ra quyết định đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên đó.
– Trường hợp thành viên bù trừ chung đang thực hiện việc cung cấp dịch vụ tư thanh toán cho thành viên giao dịch đặc biệt đã bị Tổng công ty lưu ký chứng khoán Việt Nam ra quyết định đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh hoặc đã tiến hành hủy bỏ tư cách thành viên đối với thành viên giao dịch đặc biệt là thành viên không bù trừ.
– Thành viên giao dịch đặc biệt có hành vi vi phạm nghiêm trọng một cách có hệ thống các nghĩa vụ được ban hành dựa trên quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
– Các trường hợp khác dựa trên quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
– Các trường hợp khác do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam báo cáo và đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đồng ý cho phép đình chỉ hoạt động.
4. Thành viên giao dịch đặc biệt bị hủy bỏ tư cách thành viên khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Thông tư 58/2021/TT-BTC quy định cụ thể về các trường hợp thành viên giao dịch đặc biệt bị hủy bỏ tư cách thành viên, theo đó:
Cơ quan có thẩm quyền để hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch đặc biệt là Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Nếu các thành viên giao dịch đặc biệt thuộc vào các trường hợp dưới đây thì sẽ bị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hủy bỏ tư cách thành viên:
Thứ nhất, thành viên giao dịch đặc biệt đó tự mình đề nghị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam tiến hành hủy bỏ tư cách thành viên và đã được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận.
Thứ hai, thành viên giao dịch đặc biệt bị bắt buộc hủy bỏ tư cách thành viên khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư Thông tư 58/2021/TT-BTC cụ thể:
+ Thành viên giao dịch đặc biệt đã hết thời hạn bị đình chỉ tối đa theo quy định tại khoản hai Điều 21 Thông tư 58/2021/TT-BTC mà không thực hiện được việc khắc phục các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ hoạt động
+ Thành viên giao dịch đặc biệt không đáp ứng đủ các điều kiện để trở thành thành viên giao dịch đặc biệt theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP
+ Thành viên giao dịch đặc biệt rơi vào tình trạng bị sáp nhập, giải thể hoặc phá sản theo quy định
+ Các trường hợp khác do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam báo cáo lên ủy ban chứng khoán nhà nước được chấp thuận.
Lưu ý: về hồ sơ trình tự và thủ tục tiến hành việc hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch đặc biệt sẽ được thực hiện dựa trên quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Thông tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn một số điều của nghị định số 158/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh
Nghị định số 158/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh