Quỹ bảo hiểm y tế có vai trò bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế. Vậy xử phạt hành vi sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt hành vi sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh:
Điều 11 Văn bản hợp nhất 46/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Bảo hiểm y tế quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, Điều này quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm y tế bao gồm:
– Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.
– Gian lận, giả mạo về hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.
– Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai các mục đích.
– Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến các quyền, lợi ích hợp pháp của những người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.
– Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch các thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Theo đó, hành vi sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh chính là hành vi giả mạo thẻ bảo hiểm y tế, cung cấp sai lệch các thông tin về bảo hiểm y tế và đây chính là hành vi vi phạm điều cấm trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.
Căn cứ Điều 84, 90 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì người sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh có thể bị phạt hành chính khi mà có những hành vi sau:
– Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc là sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong những mức sau đây:
+ Từ 1.000.000 đồng cho đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
+ Từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
– Xử phạt hành vi vi phạm quy định về xác định các quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng với thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế:
+ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xác định về quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng với các thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế với mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
+ Phạt tiền đối với hành vi xác định quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng với các thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
++ Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm mà có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
++ Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm mà có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
++ Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm mà có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
++ Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm mà có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
++ Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mức vi phạm mà có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
++ Từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với mức vi phạm mà có giá trị từ 40.000.000 đồng trở lên.
2. Hành vi sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh có bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Người có hành vi sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận bảo hiểm y tế nếu như có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm của tội này. Điều 215 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội gian lận bảo hiểm y tế, căn cứ Điều này thì người sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này có thể phải đối mặt với những hình phạt sau:
2.1. Phạt tiền:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu như thực hiện một trong những hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng cho đến dưới 100.000.000 đồng hoặc là gây ra thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc các trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật Hình sự:
+ Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm các loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng
+ Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đã được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ đã bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu như phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tổ chức;
+ Mang tính chất chuyên nghiệp;
+ Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng cho đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Gây ra thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Dùng các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
+ Có tái phạm nguy hiểm.
2.2. Phạt cải tạo không giam giữ:
Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm nếu như thực hiện một trong những hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng cho đến dưới 100.000.000 đồng hoặc là gây ra thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc các trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật Hình sự:
+ Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm các loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng
+ Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đã được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ đã bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.
2.3. Phạt tù:
– Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm nếu như thực hiện một trong những hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng cho đến dưới 100.000.000 đồng hoặc là gây ra thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc các trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật Hình sự:
+ Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm các loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng
+ Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đã được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ đã bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.
– Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu như phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tổ chức;
+ Mang tính chất chuyên nghiệp;
+ Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng cho đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Gây ra thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Dùng các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
+ Có tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu như phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 500.000.000 đồng trở lên;
+ Gây ra thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên..
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 46/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Bảo hiểm y tế;
– Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
– Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017.