Lĩnh vực trợ giúp pháp lý được Đảng và Nhà nước quy định có ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ người dân trong khi tham gia tố tụng để đảm bảo quyền lợi của mình. Vậy quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý có các nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý:
Với mục đích bảo đảm được quyền và lợi ích của người dân trong việc tiếp cận công lý, công bằng khi tham gia vào phiên tòa xét xử khi người dân không có đủ khả năng tài chính để thuê người hỗ trợ pháp lý riêng để bảo vệ cho mình, Đảng và Nhà nước đã ban hành chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) để cung cấp miễn phí cho người được TGPL nhằm bảo đảm tất cả người dân đều bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng pháp luật. Luật Trợ giúp pháp lý được ban hành điều chỉnh các các hành vi đến hoạt động trợ giúp pháp lý nếu có vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo đúng quy định tùy thuộc vào tính chất hành vi vi phạm. Căn cứ vào Điều 6 của Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 thì các hành vi dưới đây sẽ bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý:
– Hành vi nghiêm cấm đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý:
+Tổ chức hoặc cá nhân thực hiện trợ giúp pháp lý có hành động xâm hại danh dự, nhân phẩm và quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; thể hiện rõ bằng lời nói hoặc hành động phân biệt đối xử với người được trợ giúp pháp lý;
+ Trong quá trình trợ giúp pháp lý mà nhận đòi hỏi bất kỳ các khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý hoặc đưa ra những sách nhiễu đối với người được trợ giúp pháp lý;
– Tự ý tiết lộ các thông tin liên quan đến việc trợ giúp pháp lý, thông tin về người được trợ giúp pháp lý trừ trường hợp người thực trạng giúp pháp lý có sự chấp thuận bằng văn bản hoặc là có quy định khác;
+ Mặc dù không có lý do chính đáng nhưng lại từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý cho một cá nhân hoặc tổ chức được trợ giúp pháp lý trừ trường hợp được quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;
+ Vì mục đích trục lợi riêng của cá nhân mà lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để đạt được mục đích riêng của mình đồng thời xâm phạm quốc phòng an ninh, quốc gia, gây mất trật tự an toàn xã hội và ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội;
+ Có hành động trong việc xúi giục kích động người được trợ giúp pháp lý đưa ra các thông tin tài liệu sai sự thật , về khiếu nại, tố cáo khởi kiện trái luật
– Hành vi vi phạm trong hoạt động trợ giúp pháp lý còn được kể đến đối với việc nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý nếu có hành vi vi phạm sau đây:
+ Những đối tượng được trợ giúp pháp lý xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý cho mình và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; + Hiện nay, hành động cố tình cung cấp thông tin tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý cũng sẽ bị nghiêm cấm nếu có vi phạm sẽ bị xử phạt theo đúng quy định;
+ Những đối tượng này có hành động đe dọa, cản trở, can thiệp trái phép và hoạt động sẽ giúp pháp lý đồng thời gây rối làm mất trật tự vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện quá trình trợ giúp pháp lý
2. Quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý:
Cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý tùy thuộc vào hành vi vi phạm hoặc đối tượng thực hiện sẽ có mức xử phạt khác nhau. Tại
– Liên quan đến hành vi vi phạm quy định về người được trợ giúp pháp lý hiện nay theo quy định tại Điều 51 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì có 5 hành vi vi phạm có thể kể đến như:
+ Hành vi cố ý cung cấp thông tin tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý có thể bị áp dụng mức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với việc tẩy xóa tẩy xóa, tác động thay đổi nội dung giấy tờ, văn bản;
+ Ngoài ra, đối với hành vi cố tình đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật và hoạt động trợ giúp pháp lý hoặc thực hiện hành vi gây rố,i làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý; đồng thời cũng xâm hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý cũng như uy tín của những tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý nhưng chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng;
+ Đối với người được trợ giúp pháp lý mà có hành vi vi phạm nêu trên chắc chắn sẽ bị xử phạt hành chính tuy nhiên cá nhân này vẫn phải chịu hình phạt bổ sung đó là tịch thu các tang vật là tài liệu cung cấp sai sự thật hoặc các giấy tờ văn bản đã tẩy xóa, sửa chữa sai lệch nội dung; đồng thời biện pháp khắc phục sẽ được áp dụng đó là kiến nghị cơ quan tổ chức người có thẩm quyền sẽ xem xét và xử lý đối với những giấy tờ văn bản đã bị tác động làm sai lệch nội dung.
– Với hành vi vi phạm quy định của người thực hiện trợ giúp pháp lý: Theo quy định tại Điều 52 của Nghị định này thì có 05 hành vi cơ bản sẽ bị áp dụng mức phạt đó là cảnh cáo và phạt tiền từ 300 đến 500.000 đồng;
+ Còn trong trường hợp có hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ văn bản do cơ quan, tổ chức người có thẩm quyền cấp để đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý thì người vi phạm có thể dễ bị áp dụng mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng;
+ Cũng trong quy định tại Điều này thì có 6 hành vi cơ bản đã được liệt kê cụ thể trong luật sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng, thông thường hành vi này liên quan đến yếu tố trục lợi khi tiến hành trợ giúp pháp lý hoặc gây mất trật tự an toàn xã hội ảnh hưởng xấu đạo đức xã hội mà chưa đến mức truy cứu hình sự hoặc cố tình từ chối không thực hiện trợ giúp pháp lý mà không có căn cứ; làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý.
+ Cũng liên quan đến hành vi vi phạm của người thực hiện trợ giúp pháp lý nếu thực hiện bốn hành vi vi phạm theo quy định như cố tình tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý mà trái ý muốn của người được trợ giúp pháp lý hoặc tiến hành hành vi xúi giục kích động người trợ giúp pháp lý cung cấp các thông tin sai sự thật xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của người trợ giúp pháp lý hoặc tiến hành trợ giúp pháp lý nhưng trong trường hợp không đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý thì sẽ bị phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng;
+ Ngoài ra đối với cá nhân có hành vi vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung.
– Hành vi vi phạm quy định về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 53 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP với các hành vi vi phạm quy định về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý tùy thuộc vào từng hành vi thì từ khác nhau. Hiện nay mức phạt tiền thấp nhất đối với hành vi vi phạm của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý là từ 1 triệu đồng, mức tối đa được áp dụng đối với hành vi vi phạm đó là lên đến 7 triệu đồng. Ngoài ra, nếu tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý có vi phạm thì có phải chịu một trong các hình phạt bổ sung như bị tước quyền sử dụng giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý với thời gian từ sáng 3 tháng đến 6 tháng; tiến hành tịch thu tang vật, tài liệu, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý nếu những giấy tờ này đã bị tẩy xóa sửa chữa làm sai lệch nội dung; đồng thời một trong các biện pháp khắc phục hậu quả sẽ được thực hiện đó là kiến nghị cơ quan, tổ chức người có thẩm quyền để xem xét xử lý đối với những giấy tờ văn bản bị tác động sửa chữa làm sao nội dung này và có thể sẽ yêu cầu nộp lại số lợi bất hợp pháp mà tổ chức này thu được do hành vi vi phạm.
3. Quy định về thẩm quyền Chánh Thanh tra Sở Tư pháp khi phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý:
Theo quy định thì Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có thẩm quyền trong việc áp dụng hình thức phạt cảnh cáo; Có thể áp dụng phạt tiền với mức lên đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm về lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thi hành án dân sự thì mức xử phạt được áp dụng lên đến 20.000.000 đồng; mức tiền phạt là 25.000.000 đồng sẽ được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
Cá nhân này được trao thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý; Cũng như sẽ thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
Cuối cùng được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật trợ giúp pháp lý năm 2017;
–