Gần đây, Luật Dương Gia có nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến việc lượi dụng việc trợ giúp pháp lý để trục lơi. Vậy đối với hành vi lợi dụng danh nghĩa trợ giúp pháp lý để trục lợi có bị phạt hay không? Cùng tìm hiểu nhé
Mục lục bài viết
1. Lợi dụng danh nghĩa trợ giúp pháp lý để trục lợi có bị phạt?
Câu hỏi: Chị Nguyệt ở Hải Phòng đặt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn được luật sư giải đáp như sau: Tôi sống một mình có sổ hộ nghèo của huyện Lộc Hà. Gần đây tôi gặp một số việc cần được trọ giúp về pháp lý. Tôi có đến trung tâm trợ giúp pháp lý nhưng bạn X trong trung tâm đã thu tiền tôi. Vậy trường hợp của bạn X có bị phạt không? Mong Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Chào chị Nguyệt, cảm ơn chị đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, dựa trên các quy định mới nhất của pháp luật, chúng tôi xin giải đáp câu hỏi của chị như sau:
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3, điểm c khoản 6 Điều 52
Đối với hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ được quy định như sau:
Đối với một trong các hành vi sau thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng:
+ Sử dụng thẻ cộng tác viên nhằm trợ giúp pháp lý của người khác để có hành vi trục lợi;
+ Người có hành vi cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi;
+ Người có hành vi lợi dụng danh nghĩa người thực hiện trợ giúp pháp lý để trục lợi, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Người có hành vi nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;
+ Người có hành vi từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý mà không có căn cứ;
+ Làm sai lệch các tài liệu liên quan trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý.
Ngoài mức phạt tiền thì còn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc người có hành vi vi phạm phải hủy bỏ tài liệu bị làm sai lệch trong hồ sơ vụ việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều này;
+ Kiến nghị tới cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền để xem xét xử lý đối với các giấy tờ và các văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 2 Điều này;
+ Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3, điểm d khoản 4 Điều này.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
+ Mức phạt tiền được quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Đối với trường hợp là tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định trên thì người lợi dụng danh nghĩa người thực hiện trợ giúp pháp lý để trục lợi thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền có giá trị từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
2. Trợ giúp viên pháp lý nhận tiền từ người được trợ giúp pháp lý có vi phạm hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có các hành vi sau đây:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý
– Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:
+ Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;
+ Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;
+ Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác;
+ Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;
+ Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội;
+ Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.
Như vậy, dựa theo quy định trên, trợ giúp viên pháp lý sẽ không được nhận tiền từ người được trợ giúp pháp lý. Do đó bạn muốn gửi một khoản tiền cho trợ giúp viên pháp lý để cảm ơn dù là bạn chủ động cho hay là trợ giúp viên pháp lý đòi hỏi của bạn thì đều là không được vì nếu trợ giúp viên pháp lý có hành vi nhận tiền hay đòi hỏi để được nhân tiền thì đều là hành vi vi phạm pháp luật.
3. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có quyền xử phạt người lợi dụng danh nghĩa người thực hiện trợ giúp pháp lý để trục lợi không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, các biện pháp xử phạt được quy định một cách chi tiết và linh hoạt để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong quản lý hành vi vi phạm.
Trong một số trường hợp người lợi dụng danh nghĩa người thực hiện trợ giúp pháp lý để thực hiện hành vi trục lợi, họ sẽ chịu xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính. Theo đó, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp và các cấp lãnh đạo có thẩm quyền trong lĩnh vực thanh tra tư pháp có quyền áp dụng các biện pháp xử phạt như sau:
– Tùy vào lĩnh vực cụ thể của hành vi vi phạm trong trường hợp lợi dụng danh nghĩa để trục lợi, mức phạt tiền có thể lên đến 2.000.000 đồng thì bị phạt tiền đến 20.000.000 đồng
– Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ đối với các hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề: Biện pháp này có thể được áp dụng để ngăn chặn người vi phạm tiếp tục hành vi vi phạm hành chính.
– Thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định
– Ngoài ra, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong đó bao gồm các biện pháp cụ thể để khắc phục và đảm bảo rằng hậu quả của hành vi vi phạm được giải quyết một cách hiệu quả.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có quyền và có các biện pháp hợp lý để xử phạt người lợi dụng danh nghĩa người thực hiện trợ giúp pháp lý để trục lợi, đảm bảo tính công bằng và trách nhiệm trong việc thi hành quy định pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia các nội dung mà liên quan đến Lợi dụng danh nghĩa trợ giúp pháp lý để trục lợi có bị phạt. Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.