Hiện vật trong bảo tàng là di sản văn hóa gồm có di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, những tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể đã được vật thể hóa và những mẫu vật tự nhiên. Vậy làm hư hại hiện vật trong bảo tàng bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Làm hư hại hiện vật trong bảo tàng bị xử phạt như thế nào?
Hiện vật trong bảo tàng là di sản văn hóa gồm có di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, những tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể đã được vật thể hóa và những mẫu vật tự nhiên, thuộc đối tượng nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, giới thiệu phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ và loại hình bảo tàng.
Điều 13
– Chiếm đoạt, làm sai lệch đi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
– Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại các di sản văn hóa;
– Đào bới trái phép các địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
– Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài;
– Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy về giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.
Như vậy, hành vi làm hư hại hiện vật trong bảo tàng là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Cá nhân, tổ chức nào có hành vi làm hư hại hiện vật trong bảo tàng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Khoản 6 Điều 20 Văn bản hợp nhất 505/VBHN-BVHTTDL 2023 xử phạt VPHC lĩnh vực văn hóa và quảng cáo quy định xử phạt vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa, Điều này quy định phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Làm hư hại hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh mà đã được xếp hạng hoặc được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích của địa phương;
– Không có văn bản đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với di tích cấp tỉnh hoặc là không có văn bản đồng ý của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với các di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt khi thực hiện xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II;
– Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, để hoạt động mê tín dị đoan.
Như vậy, người nào có hành vi làm hư hại hiện vật trong bảo tàng sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
2. Quy trình xử phạt hành vi làm hư hại hiện vật trong bảo tàng:
Quy trình xử phạt hành vi làm hư hại hiện vật trong bảo tàng được thực hiện như sau:
Bước 1: lập biên bản vi phạm hành chính hành vi làm hư hại hiện vật trong bảo tàng
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hành vi làm hư hại hiện vật trong bảo tàng thực hiện lập biên bản kể từ khi phát hiện hành vi làm hư hại hiện vật trong bảo tàng. Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hành vi làm hư hại hiện vật trong bảo tàng:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
– Công an nhân dân;
– Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
– Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân được giao trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;
– Chiến sĩ Bộ đội biên phòng được giao trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;
– Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng được giao trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;
– Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm mà được giao trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;
– Công chức hải quan được giao trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;
– Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan được giao trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;
– Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà được giao trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;
– Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan đang thi hành công vụ, nhiệm vụ mà được giao trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
Bước 2: Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi làm hư hại hiện vật trong bảo tàng
Người có thẩm quyền xử phạt hành chính hành vi làm hư hại hiện vật trong bảo tàng thực hiện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi làm hư hại hiện vật trong bảo tàng trong thời hạn pháp luật quy định. Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi làm hư hại hiện vật trong bảo tàng:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang thi hành công vụ;
– Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp sở;
– Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bộ;
– Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
– Trưởng Công an cấp xã;
– Trưởng đồn Công an;
– Trưởng trạmCông an cửa khẩu, khu chế xuất;
– Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế;
– Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động;
– Thủy đội trưởng;
– Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng thuộc Công an cấp tỉnh;
– Giám đốc Công an cấp tỉnh.
3. Quy định về thời hiệu xử phạt hành vi làm hư hại hiện vật trong bảo tàng:
Căn cứ Điều 3a Văn bản hợp nhất 505/VBHN-BVHTTDL 2023 xử phạt VPHC lĩnh vực văn hóa và quảng cáo quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, Điều này quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Thời hiệu để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo là 01 năm.
– Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được quy định cụ thể như sau:
+ Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu sẽ được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
+ Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu sẽ được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
+ Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt là 01 năm
– Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc ở trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo như sau:
+ Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đang thực hiện chính là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra ở tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang có trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
+ Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã kết thúc chính là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có những căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước vào thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi làm hư hại hiện vật trong bảo tàng là 01 năm.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Văn bản hợp nhất 505/VBHN-BVHTTDL 2023 xử phạt VPHC lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.