Hiện nay, trào lưu khỏa thân đi du lịch, chụp ảnh vẫn đang bị lên án gay gắt vì đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc và cũng không phù hợp hoàn cảnh, địa điểm.Vậy khỏa thân nơi công cộng đã có quy định xử phạt chưa?
Mục lục bài viết
1. Khỏa thân nơi công cộng đã có quy định xử phạt chưa?
Hành vi khỏa thân nơi công cộng trong một số trường hợp được đánh giá là vi phạm về chuẩn mực văn hóa nơi công cộng, gây phản cảm. Hiện nay, hành động này đang báo động bởi vì đang dần trở thành trào lưu khỏa thân, khoe thân không chỉ còn ở một số các cá nhân trẻ tuổi mà còn cả những người trưởng thành có tri thức và nhận thức, hiểu rõ được hành động của mình. Trước đây, pháp luật Việt Nam cũng đã có quy định liên quan đến điều khoản điều chỉnh hành vi không mặc quần áo khi ra đường hoặc nơi công cộng, theo đó tại Điều 10
Có thể kể đến một ví dụ tiêu biểu vào ngày 17 tháng 05 năm 2023 cơ quan chức năng quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội xác định được danh tính hai người khỏa thân tắm ở Hồ gươm là nam giới. Danh tính hai người này được xác định là P.V.D (sinh năm 2001 trú tại Mê Linh, Hà Nội) và B.Đ.M.N NĂM 2006 (trú ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc) cả hai cùng là nhân viên quán ăn trên địa bàn phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm. Sau khi bị người dân phát hiện và can ngăn thì hai người này đã lên bờ và rời đi. Mặc dù cơ quan chức năng của quận Hoàn Kiếm đã nhanh chóng tiến hành lập hồ sơ để xử lý hai người này theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng hành vi này vẫn gây khó khăn cho cá nhân có thẩm quyền trong việc áp dụng văn bản pháp luật đối với hành vi này nên việc xử lý vẫn chưa thể triệt để, có tính chất răn đe một cách rõ ràng.
Điều khoản xử phạt về hành vi khỏa thân nơi công cộng chưa được quy định cụ thể nhưng nếu hành vi của các cá nhân nếu được xác định là khiêu dâm, kích dục nơi công cộng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này. Cứ theo khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt về hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội thì cá nhân nếu thực hiện một trong những hành vi sau đây sẽ bị áp dụng mức xử phạt từ 5 triệu đến 8 triệu đồng:
– Có hành vi cố ý gây thương tích và gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng theo đánh giá chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Tại những khu vực công cộng mang theo các vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ đồ vật phương tiện khác dẫn có đến khả năng sát thương đối với các cá nhân khác với mục đích gây rối trật tự công cộng;
– Thực hiện hành vi quay phim, chụp ảnh, tự ý vẽ sơ đồ địa điểm cấm, vào khu vực cấm mà những khu vực này liên quan đến trật tự an ninh quốc phòng;
– Cá nhân có hành vi việc xác định là dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Sàm sỡ, quấy rối tình dục đối với các cá nhân khác;
– Có hành vi khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng thông qua hình ảnh hoặc hành động cụ thể.
Với quy định nêu trên tùy thuộc vào hành vi vi phạm, cơ quan chức năng sẽ tiến hành xác minh hành vi của các cá nhân có được xếp vào loại khiêu dâm, kích dục với công cộng hay không, hành vi được coi là khiêu dâm kích dục có thể sẽ áp dụng mức xử phạt từ 5 triệu đến 8 triệu đồng. Còn trong trường hợp nếu hình ảnh được xác định chưa đến mức phản cảm không có mục đích khiêu dâm kích dục, thể hiện hành vi có tính chất dâm ô hoặc phản cảm khác thì cơ quan chức năng chỉ có thể tiến hành nhắc nhở và yêu cầu người đã đăng ảnh vào ảnh và cam kết sẽ không vi phạm nếu người thực hiện việc đăng ảnh là chính người có hành động chụp ảnh phản cảm.
2. Chụp ảnh khỏa thân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi chụp ảnh khỏa thân nếu được cơ quan chức năng xác định là có hành vi truyền bá văn hóa phẩm đối xứng thì cá nhân hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đã được quy định tại Điều 326 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017. Văn hóa phẩm đồi trụy được hiểu là việc các cá nhân cung cấp các nội dung thể hiện lối sống ăn chơi, thác loạn thấp kém và những trò chơi tiêu khiển xấu xa được đánh giá là hư hỏng về mặt đạo đức. Hành vi này được thể hiện trong nhiều các hình thức khác nhau như tranh ảnh, sách báo, phim nhạc, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Hiện nay, việc truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cũng đã được quy định cụ thể trong luật hình sự. Theo đó, hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được xác định là hành vi cá nhân sản xuất ra, tiến hành sao chép, vận chuyển và lưu hành rộng rãi, đồng thời cũng tàng trữ để phổ biến đến nhiều người những sách báo, phim ảnh, hình ảnh, âm thanh với mục đích là khiêu dâm có lối sống trái ngược lại đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Với hành vi trên, cá nhân có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng hoặc thậm chí phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Trong một số trường hợp người phạm tội có thể bị phạt từ từ 3 năm đến 10 năm. Trong một số trường hợp thì sẽ áp dụng mức phạt tiền từ 5 triệu đến 30 triệu đồng đồng thời cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định với khoảng thời gian là từ 1 năm đến 5 năm.
Như vậy cá nhân có hành vi đăng tải những hình ảnh của chính bản thân mình lên trang cá nhân hoặc các trang mạng xã hội và những người khác tiến hành sao chép, lưu trữ những hình ảnh đó với nội dung khiêu dâm đồi trụy. Cá nhân hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được quy định tại Điều 326 của Bộ luật Hình sự năm 2015.
3. Lý do cần có chế tài dành cho hành vi khỏa thân tại nơi công cộng:
Với thực trạng nêu trên đối với hành vi khỏa thân tại nơi công cộng cần có một chế tài cụ thể để điều chỉnh đối với hành vi này. Việc pháp luật đã bỏ qua các quy định về ăn mặc phản cảm đang làm lu mờ đi công sức duy trì và cố gắng xây dựng những nét văn hóa cũng như phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam từ trước đến nay. Các nhà làm luật nên nhận thấy được những bất cập trong việc không quy định ra chế tài cho hành vi ăn mặc phản cảm. Dưới đây là một trong những lý do để không nên bỏ qua chế tài này điều chỉnh hành vi của cá nhân.
– Phong cách ăn mặc nói lên được văn hóa, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Trách nhiệm bảo vệ nền văn hóa không chỉ giao cho cá nhân hay tổ chức nhất định mà tất cả công dân là người Việt Nam cần có ý thức và gìn giữ nền văn hóa truyền thống này. Cần tích cực đẩy mạnh biện pháp tuyên truyền phổ biến nét văn hóa đối với mọi thế hệ người dân; đồng thời việc giao lưu văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng nhưng phải có cách chọn lọc và không để các trang phục truyền thống bị mai một theo thời gian.
– Công dân cũng cần biết rằng việc ăn mặc được hiểu là quyền riêng tư của mỗi người, được tự do quyết định và lựa chọn theo sở thích nhưng việc lựa chọn các cách ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh tham dự. Không thể vì quyền riêng tư của bản thân mà gây ảnh hưởng đến những người xung quanh đặc biệt có liên quan đến lứa tuổi giới tính và tính chất hoàn cảnh. Đặc biệt, đối với những khu vực di tích lịch sử hoặc khu du lịch, những nơi trang nghiêm mà khỏa thn, mặc phản cảm thì cần bị lên án gay gắt và tẩy chay. Đây là một trong những biện pháp hữu ích để phần nào khắc phục được vấn đề này.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.