Thiết bị bức xạ là một thiết bị thuộc lĩnh vực năng lượng nguyên tử, khi nhập khẩu thiết bị này cần có sự kiểm định chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền. Vậy mức phạt nhập khẩu thiết bị bức xạ sai tham số kỹ thuật được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt nhập khẩu thiết bị bức xạ sai tham số kỹ thuật:
Căn cứ khoản 6 Điều 3 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2023 hợp nhất Luật Năng lượng nguyên tử thì có thể hiểu thiết bị bức xạ là thiết bị phát ra bức xạ hoặc có khả năng phát ra bức xạ, các thiết vị này thường được sử dụng vào lĩnh vực y tế như các thiết bị chuẩn đoán trong y tế máy X quang, CT, máy phát tia X, X quang chụp răng, vú, thiết bị chụp chẩn đoán sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị xạ trị….
Điều 18 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BKHCN 2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử quy định mức phạt đối với hành vi nhập khẩu thiết bị bức xạ sai tham số kỹ thuật như sau: Hành vi nhập khẩu vật liệu phóng xạ, thiết bị bức xạ không đúng các tham số kỹ thuật, không đúng số lượng, đặc tính, xuất xứ ghi trong giấy phép thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Như vậy, hành vi nhập khẩu thiết bị bức xạ sai tham số kỹ thuật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 8.000.000 đồng.
2. Thẩm quyền xử phạt hành vi nhập khẩu thiết bị bức xạ sai tham số kỹ thuật:
Căn cứ chương III Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BKHCN 2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử thì thẩm quyền xử phạt được quy định như sau:
– Thanh tra viên chuyên ngành khoa học và công nghệ, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ và hạt nhân đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng.
– Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ, Chánh Thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Khoa học và Công nghệ, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000.000 đồng;Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này trừ biện pháp tái xuất quy định.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ; Trưởng Công an cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng.
– Trưởng Công an cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 2.500.000 đồng. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 25.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
– Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
Căn cứ mức phạt của hành vi nhập khẩu thiết bị bức xạ sai tham số kỹ thuật là phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nên trong số những cơ quan nêu trên thì những có quan không có thẩm quyền xử phạt hành vi này là: Thanh tra viên chuyên ngành khoa học và công nghệ, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ và hạt nhân đang thi hành công vụ; Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ; Trưởng Công an cấp xã;
3. Vi phạm quy định về giải quyết sự cố bức xạ:
Căn cứ Điều 19 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BKHCN 2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về giải quyết sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cụ thê như sau:
– Vi phạm một trong những hành vi sau:
+ Hành vi không xây dựng, tổ chức thực hiện hoặc không có quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở theo quy định
+ Hành vi không thông báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về địa điểm xảy ra sự cố và những thông tin liên quan sau 24 giờ, kể từ khi phát hiện sự cố bức xạ;
+ Hành vi không cung cấp thông tin, tài liệu, không hợp tác với cơ quan, tổ chức trong việc khắc phục và điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố bức xạ
+ Hành vi không chấp hành, chấp hành không đầy đủ, kịp thời lệnh huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để khắc phục sự cố bức xạ
+ Hành vi gây cản trở hoặc không thực hiện đúng hướng dẫn khi cơ quan, tổ chức tiến hành khắc phục sự cố bức xạ;Không tiến hành xác định nguyên nhân sự cố bức xạ theo quy định.
+ Hình phạt chính: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
– Vi phạm một trong những hành vi sau:
+ Hành vi không thông báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về địa điểm xảy ra sự cố và những thông tin liên quan sau 24 giờ, kể từ khi phát hiện sự cố hạt nhân
+ Hành vi không cung cấp thông tin, tài liệu, không hợp tác với cơ quan, tổ chức trong việc khắc phục và điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố hạt nhân
+ Hành vi không chấp hành, chấp hành không đầy đủ, kịp thời lệnh huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để khắc phục sự cố hạt nhân;
+ Hành vi gây cản trở hoặc không thực hiện đúng hướng dẫn khi cơ quan, tổ chức tiến hành khắc phục sự cố hạt nhân
+ Hành vi không tiến hành xác định nguyên nhân sự cố hạt nhân theo quy định.
+ Hình phạt chính: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
– Hành vi để xảy ra sự cố bức xạ, trừ hành vi vi phạm bị xử phạt theo quy định tại các điều khoản khác thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là: Buộc truy tìm, thu hồi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân; buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với hành vi vi phạm.
– Hành vi để xảy ra sự cố hạt nhân trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là: Buộc truy tìm, thu hồi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân; buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với hành vi vi phạm.
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BKHCN 2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2023 hợp nhất Luật Năng lượng nguyên tử