Biên bản xử phạt vi phạm hành chính khi được lập ra không tránh khỏi trường hợp có sai sót trong khi cá nhân thi hành công vụ. Theo pháp luật hiện hành thì có được thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ biên bản vi phạm hành chính hay không?
Mục lục bài viết
1. Sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ biên bản vi phạm hành chính:
Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về việc lập biên bản vi phạm hành chính, theo đó, khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trước đây khi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 chưa sửa đổi, cùng với Nghị định 118/2021 chưa được ban hành thì vấn đề giải quyết khi sửa đổi bổ sung, hủy bỏ biên bản vi phạm hành chính còn gặp nhiều khó khăn, và chưa có sự đồng nhất. Theo đó, có 3 quan điêm khác nhau được đưa ra để giải quyết vấn đề này, cụ thể:
– Quan điểm thứ nhất: Đối với trường hợp biên bản vi phạm hành chính đã lập nhưng sau đó cơ quan người có thẩm quyền phát hiện ra tồn tại những sai sót trong biên bản đã được lập thì sẽ không được hủy bỏ biên bản vi phạm hành chính đã lập để lập nên một biên bản vi phạm hành chính mới vì theo quy định thì biên bản vi phạm hành chính chỉ lập một lần.
– Quan điểm thứ hai: lại nêu lên ý kiến rằng khi lập biên bản vi phạm hành chính mà phát hiện có sai sót thì được quyền sửa đổi, bổ sung hủy bỏ, lập lại biên bản vi phạm hành chính bởi vì lập luận: Tại khoản 3 Điều 18 Luật xử lý phạm hành chính 2012 đã có quy định trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng cơ quan đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm trong việc phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và nhanh chóng kịp thời sửa chữa bổ sung và hủy bỏ ban hành quyết định mới; Đồng thời tại khoản 8 vào khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 97/2017/NĐ-CP quy định cụ thể về việc sửa đổi bổ sung đính chính và hủy bỏ ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính.
Hiện nay, cũng liên quan đến vấn đề này thì tại Khoản 3 của Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP đã quy định ” Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập một biên bản và ra quyết định xử phạt một lần”. Và Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi 2020 đã khắc phục được nội dung điều chỉnh liên quan đến Sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ biên bản vi phạm hành chính. Theo đó, Điều 58 của Luật này đã ghi nhận nội dung: Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung đã được quy định trong biên bản thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 của Luật này để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.
Như vậy, Nếu cá nhân, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà phát hiện ra hành vi sai sót trong biên bản xử phạt đã được cá nhân lập nên thì có thẩm quyền xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập và không được lập lại biên bản xử phạt vi phạm hoặc hủy bỏ biên bản vi phạm hành chính.
2. Quy định về lập biên bản xác minh lại tình tiết vụ việc vi phạm hành chính:
Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính là biện pháp đã được hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp phát hiện ra sai sót trong biên bản xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền nhận thấy sai phạm này trong quá trình xem xét ra quyết định xử phạt. Liên quan đến các nội dung về xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính thì đã được ghi nhận tại Điều 59 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi bổ sung năm 2020. Theo đó, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm xác minh các tình tiết cụ thể như:
– Cần xem xét trên thực tế có hay không có sợi dài hành vi vi phạm của cá nhân được tổ chức;
– Đối tượng là cá nhân hay tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, cũng như liên quan đến vấn đề lỗi nhân thân của cá nhân khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
– Ngoài ra, để đảm bảo sự công bằng, khách quan và áp dụng mức xử phạt đúng với mức độ hành vi vi phạm thì cần xem xét thêm tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ đối với hành vi mà cá nhân tổ chức thực hiện;
– Ngoài ra, cần xem xét thêm về tính chất mức độ thiệt hại mà hành vi vi phạm này gây nên;
– Đối với hành vi vi phạm hành chính cũng phải xem xét xem hành vi nào này có nằm trong trường hợp ra quyết định xử phạt hay không; Còn nếu trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 65 của luật này;
– Qua quá trình xem xét nếu phát hiện thêm các tình tiết có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét quyết định xử phạt thì cũng phải cân nhắc các yếu tố này ngoài ra trong quá trình xem xét ta quyết định xử phạt người có thẩm quyền xử phạt có thể yêu cầu trưng cầu giám định hoặc việc trưng cầu giám định sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
Hiện nay biên bản xác minh tình tiết vi phạm được thực hiện theo biểu mẫu biên bản số 05 trong Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm này cùng với biên bản vi phạm hành chính ban đầu đã được ban hành chính là cơ sở để người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt nếu còn thời hạn hoặc ban hành quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả nếu hết thời hạn ban hành quyết định xử phạt.
3. Biên bản xác minh lại tình tiết cần chữ ký của ai?
Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được lập theo đúng thủ tục trình tự đã được quy định tại Điều 58 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi bổ sung năm 2020 chứa đầy đủ các chữ ký của người có liên quan. Người liên quan trong vụ việc vi phạm hành chính phải kể đến đó là các cá nhân hoặc đại diện tổ chức vi phạm; chữ ký của người chứng kiến hoặc người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại nếu trong vụ việc này có liên quan đến những đối tượng này. Như đã biết, biên bản xác minh tình tiết có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định xử phạt chính vì vậy đây được coi là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và sẽ trình lên người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt đồng thời văn bản này cũng sẽ được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Với quy định nêu trên trường hợp biên bản vi phạm hành chính đã lập có sai sót cần sửa đổi bổ sung thì cũng không được hủy biên bản hành chính đã lập mà phải lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính đã được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 59 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020 khăc phục sai sót.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020;
– Nghị định số 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.