Dịch vụ viễn thông là một trong những loại hàng hóa đặc biệt, quá trình khuyến mại đối với dịch vụ viễn thông cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Dưới đây là quy định của pháp luật về vi phạm quy định khuyến mại đối với dịch vụ viễn thông.
Mục lục bài viết
1. Vi phạm quy định về khuyến mại đối với dịch vụ viễn thông:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm khuyến mại trong dịch vụ viễn thông. Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (sau được sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản), có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về khuyến mại trong dịch vụ viễn thông và hàng hóa viễn thông chuyên dùng. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với những đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Thực hiện các chương trình khuyến mại không đúng với ngày thông báo theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện các chương trình khuyến mại nhiều hơn so với số ngày đã thông báo trước đó;
+ Thực hiện các chương trình khuyến mại không phù hợp và không đúng với mức khuyến mại đã được thông báo trước đó;
+ Thực hiện các chương trình khuyến mại không đúng với đối tượng khuyến mãi đã được thông báo trước đó;
+ Thực hiện chương trình khuyến mại với nội dung không phù hợp với nội dung đã được thông báo trước đó.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với những đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Không phải là các doanh nghiệp viễn thông, hoặc không được doanh nghiệp viễn thông thuê theo quy định của pháp luật, tuy nhiên vẫn thực hiện hoạt động khuyến mại dịch vụ và hàng hóa viễn thông trên dùm trái quy định pháp luật;
+ Áp dụng nhãn hiệu dịch vụ viễn thông, hoặc nhãn hiệu hàng hóa viễn thông trên dùng không phù hợp với quy định theo danh mục viễn thông và danh mục hàng hóa viễn thông trên dùng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông ban hành;
+ Mức giá trị vật chất khuyến mại cho một đơn vị dịch vụ và một đơn vị hàng hóa viễn thông chuyên dùng, hoặc mức tổng giá trị tối đa của các loại hàng hóa dịch vụ dùng để khuyến mại trong cùng một chương trình vượt quá hạn mức khuyến mại tối đa theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện các chương trình khuyến mại giảm giá đối với các loại hàng hóa dịch vụ viễn thông trên dùng không đúng theo quy định của pháp luật;
+ Tác dụng các đơn vị dịch vụ viễn thông, các đơn vị hàng hóa viễn thông chuyên dùng trong các hoạt động khuyến mại không đúng theo quy định của pháp luật;
+ Tiến hành hoạt động đăng ký thực hiện các chương trình khuyến mại giảm giá đối với các loại hình dịch vụ thuộc danh mục viễn thông phải đăng ký giá cước đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông chậm hơn so với thời hạn quy định;
+ Thực hiện các chương trình khuyến mại không đúng với ngành đăng ký, có hành vi thực hiện chương trình khuyến mại nhiều hơn so với số này đã đăng ký;
+ Thực hiện các chương trình khuyến mại không đúng với mức khuyến mãi đã đăng ký, hoặc có hành vi thực hiện các chương trình khuyến mại không phù hợp với đối tượng đã đăng ký;
+ Thực hiện các chương trình khuyến mại không đúng với nội dung đã đăng ký, hoặc có hành vi thu hồi số thuê bao di động đã cấp cho khách hàng dùng thử loại hình dịch vụ đó.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Tặng sim có chứa số thuê bao viễn thông và có hành vi tặng điện thoại đã gắn sẵn số thuê bao viễn thông cho khách hàng không thực hiện thủ tục đăng ký dùng thử dịch vụ viễn thông di động;
+ Có hành vi khách hàng hoặc cung cấp ra thị trường các loại sim điện thoại có nạp sẵn tiền trong tài khoản;
+ Không thông báo các loại thẻ hoặc mệnh giá thẻ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông trong quá trình phát hành thẻ thanh toán;
+ Cung cấp dịch vụ viễn thông di động mẫu cho quý khách hàng tuy nhiên không thực hiện thủ tục đăng ký tự nguyện dùng thử dịch vụ;
+ Cung cấp dịch vụ viễn thông di động mẫu để cho khách hàng dùng thử phải trả tiền tuy nhiên đã hết thời hạn thử nghiệm được quy định trong giấy phép, hoặc dịch vụ đã được doanh nghiệp cung cấp ra thị trường trong khoảng thời gian trên 12 tháng theo quy định của pháp luật;
+ Thời gian cung ứng dịch vụ viễn thông di động mẫu vượt quá thời gian pháp luật quy định, tức là vượt qua khoảng thời gian 01 tháng;
+ Cung ứng dịch vụ viễn thông di động mẫu để khách hàng dùng thử tuy nhiên không phải trả tiền, có tổng số tiền cần phải thanh toán trên 100.000 đồng;
+ Có hành vi tặng các loại hàng hóa chuyên dùng thông tin di động hoặc dịch vụ thông tin di động không kèm theo các loại hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
+ Bán hàng và cung ứng các loại dịch vụ có kèm theo phiếu mua sim điện thoại chữa một số thuê bao di động hoặc phiếu mua máy điện thoại có gắn sẵn số thuê bao di động, hoặc phiếu mua thẻ nạp tiền điện thoại;
+ Áp dụng các chương trình khách hàng thường xuyên không đúng đối tượng theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi đi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Không thông báo thực hiện các chương trình khuyến mại đối với dịch vụ và hàng hóa viễn thông chuyên dùng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Không thực hiện thủ tục đăng ký chương trình khuyến mại đối với hàng hóa viễn thông chứ dùng đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Thực hiện một chương trình khuyến mại cung cấp hàng hóa viễn thông chuyên dùng đối với một nhãn hiệu dịch vụ viễn thông chuyên dùng kèm theo quá trình tham dự chương trình khuyến mãi mang tính may rủi vượt quá thời hạn mà pháp luật quy định;
+ Thực hiện một chương trình khuyến mại giảm giá đối với nhãn hàng hóa viễn thông trên dùng vượt quá thời gian quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không tuân thủ các văn bản chỉ định chương trình khuyến mại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành về viễn thông.
2. Quy định về nguyên tắc khuyến mại đối với dịch vụ viễn thông:
Theo quy định tại Điều 36 của Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông (sau được sửa đổi tại
– Doanh nghiệp viễn thông hiện nay không được thực hiện các chương trìn khuyến mại xuất phát vì mục đích cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường viễn thông, không được thực hiện hành vi bán phá giá dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng;
– Doanh nghiệp viễn thông hiện nay có trách nhiệm và có trách nhiệm bảo đảm chất lượng dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng được khuyến mại theo đúng các quy định của pháp luật về quản lý tiêu chuẩn, theo đúng các quy định của pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật, theo đúng các quy định của pháp luật về chất lượng dịch vụ viễn thông và hàng hóa viễn thông chuyên dùng;
– Doanh nghiệp viễn thông hiện nay theo quy định cũng không được khuyến mại bằng việc giảm giá cước dịch vụ viễn thông, khuyến mại dưới hình thức giảm giá bán hàng hóa viễn thông chuyên dùng đối với dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng do cơ quan nhà nước quy định giá cụ thể. Doanh nghiệp viễn thông không được khuyến mại bằng việc giảm giá cước dịch vụ viễn thông, giảm giá bán hàng hóa viễn thông chuyên dùng xuống thấp hơn mức tối thiểu đối với dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng do Nhà nước quy định khung giá hoặc giá tối thiểu.
3. Các hình thức khuyến mại đối với dịch vụ viễn thông:
Theo quy định tại khoản 7 Điều 36 của Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông (sau được sửa đổi tại
– Cung cấp dịch vụ viễn thông, cung cấp dịch vụ buôn bán hàng hóa viễn thông chuyên dùng với giá thấp hơn trước đó;
– Sử dụng đơn vị dịch vụ viễn thông, sử dụng đơn vị dịch vụ hàng hóa viễn thông chuyên dùng để khuyến mại cho chính đơn vị dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng đó khi giữ nguyên giá bán;
– Khuyến mại bằng hình thức cung cấp dịch vụ viễn thông, khuyến mại bằng hình thức cung cấp bán hàng hóa viễn thông chuyên dùng có kèm theo phiếu sử dụng của chính dịch vụ viễn thông, phiếu mua của chính hàng hóa viễn thông chuyên dùng đó.
– Các hình thức khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Viễn thông năm 2018;
– Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;
– Nghị định 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản;
– Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
– Nghị định 81/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.