Kho ngoại quan có vai trò quan trọng và là khu vực bảo quản hàng hóa từ Việt Nam chờ xuất khẩu ra nước ngoài. Dưới đây là mẫu đơn xin thành lập kho ngoại quan mới nhất có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin thành lập kho ngoại quan mới nhất:
TÊN DOANH NGHIỆP ——————– Số: … / … | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————– …, ngày … tháng … năm … |
Kính gửi:
– Tổng cục Hải quan;
– Cục Hải quan tỉnh / thành phố …
ĐƠN XIN THÀNH LẬP KHO NGOẠI QUAN
1. Doanh nghiệp xin thành lập kho ngoại quan:
– Tên doanh nghiệp: …
– Mã số thuế: …
– Trụ sở chính tại: …
– Số điện thoại: …
– Số fax: …
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: … ngày … tháng … năm …
– Cơ quan cấp: …
– Ngành nghề kinh doanh: …
2. Xin thành lập kho ngoại quan tại: …
3. Khu vực kho ngoại quan có diện tích: … m2
Khu vực kho ngoại quan gồm: …
Số lượng kho: …
Tổng diện tích kho: … m2
– Diện tích bãi: … m2;
– Văn phòng làm việc của Hải quan kho: … m2 .
4. Hồ sơ kèm theo đơn:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01 bản sao (công chứng);
– Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi: 01 bản sao (công chứng);
– Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi: 01 bản chính.
Cam đoan các nội dung trên là đúng. Cam kết chấp hành và thực hiện đúng các quy định pháp luật về hoạt động kho ngoại quan.
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
2. Thủ tục thành lập và công nhận kho ngoại quan:
Căn cứ theo quy định tại
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu thành lập kho ngoại quan sẽ cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính thành lập kho ngoại quan tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bao gồm các loại giấy tờ cơ bản như sau: Văn bản đề nghị thành lập và công nhận kho ngoại quan theo mẫu do pháp luật quy định, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc các loại chứng từ khác về việc đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, sơ đồ thiết kế kho bãi thể hiện rõ ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí kho hàng và vị trí lắp đặt hệ thống camera, sơ đồ thiết kế hệ thống đường vận chuyển nội bộ và bảo vệ kho bãi và nơi làm việc của cơ quan hải quan, giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp … và các loại giấy tờ khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo như phân tích nêu trên thì các chủ thể có nhu cầu thành lập và công nhận kho ngoại quan sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ đề nghị công nhận kho ngoại quan đến Tổng cục hải quan theo quy định của pháp luật. Có thể nộp thông qua nhiều hình thức khác nhau, có thể nộp thông qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong khoảng thời hạn 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tổng cục hải quan sẽ hoàn thành quá trình kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế. Kết thúc quá trình kiểm tra thì cơ quan hải quan và doanh nghiệp sẽ cùng nhau ký kết biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày hoàn thành quá trình kiểm tra hồ sơ và kiểm tra trên thực tế, tổng cục trưởng của tổng cục hải quan sẽ có thẩm quyền ra quyết định công nhận kho ngoại quan theo quy định của pháp luật, hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp nếu nhận thấy doanh nghiệp đó chưa đủ điều kiện để ra quyết định công nhận kho ngoại quan và nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 5: Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong khoảng thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải có văn bản thông báo và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ để công nhận kho ngoại quan theo quy định của pháp luật. Quả 30 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuy nhiên doanh nghiệp đó vẫn không phản hồi bằng văn bản, thì cơ quan hệ quan xét có quyền hủy hồ sơ.
3. Điều kiện thành lập và công nhận kho ngoại quan:
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 của Luật hải quan năm 2022 có quy định về điều kiện để thành lập kho ngoại quan. Theo đó thì điều kiện để thành lập kho ngoại quan cần phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau đây:
– Kho ngoại quan được thành lập tại địa bàn nơi có khu vực như sau: Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa của lãnh thổ Việt Nam, cửa khẩu đường bộ phải ra đường sắt liên vận quốc tế, trong các khu vực được xác định là khu công nghiệp hoặc khu công nghệ cao, khu phi thuế quan hoặc các khu vực khác phù hợp với quy định của pháp luật;
– Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan sẽ có thẩm quyền ra quyết định thành lập và gia hạn thời gian hoạt động hoặc tạm dừng hoạt động của kho ngoại quan theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 68/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan (sau được sửa đổi tại Nghị định 67/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan), có hướng dẫn cụ thể về điều kiện thành lập kho ngoại quan, cụ thể như sau:
– Khu vực đề nghị công nhận kho ngoại quan phải nằm trong các khu vực căn cứ theo quy định tại Điều 62 của Luật hải quan năm 2022 theo như phân tích nêu trên hoặc nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu hoặc các khu vực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nằm trong khu vực phát triển hệ thống trung tâm logicstics;
– Kho ngoại quan được ngăn cách với các khu vực xung quanh bằng tường rào đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hoạt động kiểm tra và giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoại trừ các kho ngoại quan nằm trong khu vực cửa khẩu hoặc nằm trong các cảng có tường rào cách biệt với các khu vực xung quanh;
– Diện tích của kho ngoại quan cũng cần phải đáp ứng được yêu cầu theo quy định của pháp luật, cụ thể trong những trường hợp như sau:
+ Kho ngoại quan nằm trong khu vực cảng biển, kho ngoại quan nằm trong khu vực cảng thủy nội địa, kho ngoại quan nằm trong khu vực cảng cạn, kho ngoại quan nằm trong khu vực cảng hàng không quốc tế hoặc khu vực ga đường sắt liên vận quốc tế phải có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2;
+ Kho ngoại quan chuyên dùng thì cần phải đáp ứng yêu cầu về có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2 hoặc thể tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m3;
+ Kho ngoại quan nằm trong khu công nghiệp phải thì cần phải đáp ứng yêu cầu về có diện tích khu đất tối thiểu 4.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2.
Theo đó thì có thể nói, để được thành lập và công nhận kho hỏi quan thì cần phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hải quan năm 2022;
– Nghị định 68/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;
– Nghị định 67/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.