Hiện nay, Nhà nước đã đặt ra hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Hành vi vi phạm quy định về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt vi phạm về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật. Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Nghị định 31/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật (sau được sửa đổi tại Nghị định 07/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi), mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật được quy định cụ thể như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về an toàn trong quá trình vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật của các phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật;
+ Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa khác trái quy định của pháp luật như lương thực, thực phẩm, các hàng giải khát, nước uống, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế và thuốc thú y;
+ Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật hóa học trên các phương tiện giao thông công cộng trái quy định của pháp luật.
– Vận chuyển thuốc cấm, các loại thuốc không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể được phép sử dụng trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì sẽ áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính giống như hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 31/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật (sau được sửa đổi tại Nghị định 07/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi).
Theo đó thì có thể nói, hành vi vi phạm quy định về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật cần phải tuân thủ theo mức xử phạt theo như phân tích nêu trên. Đồng thời, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giống cây trồng và kiểm dịch thực vật được áp dụng đối với cá nhân được xác định là 50.000.000 đồng và được áp dụng đối với tổ chức được xác định là 100.000.000 đồng. Mức phạt tiền theo như phân tích nêu trên sẽ được xác định là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm hành chính trong vấn đề vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật. Còn đối với tổ chức khi có cùng hành vi vi phạm, thì mức phạt tiền sẽ được xác định là gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo như phân tích nêu trên căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 31/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật:
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giống cây trồng và kiểm dịch thực vật. Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Nghị định 31/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật (sau được sửa đổi tại Nghị định 07/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi), có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt vi phạm của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Cụ thể như sau:
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính hoặc tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị dưới 5.000.000 đồng, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 25.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc cấp chứng chỉ hành nghề hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính được sử dụng trái quy định của pháp luật có giá trị dưới 25.000.000 đồng, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính hoặc tịch thu tang vật vi phạm hành chính, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Theo đó thì có thể nói, hành vi vi phạm quy định về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật theo những phân tích nêu trên có thể bị phạt cao nhất lên đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm và 2.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm. Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp này sẽ thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Nguyên tắc vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật:
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 của Thông tư
– Việc vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, cần phải đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định của pháp luật. Cần phải tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm của pháp luật bằng đường thủy nội địa, bằng đường hàng không, bằng đường hàng hải, và các quy định khác của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Việc vận chuyển các loại thuốc bảo vệ thực vật, trong đó chứa các loại thuốc bảo vệ thực vật được xác định là chế phẩm vi sinh vật, thì cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về danh mục hàng nguy hiểm và quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, cần phải tuân thủ đầy đủ theo các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Việc vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật cần phải theo đúng lịch trình được ghi nhận trong hợp đồng được ký kết giữa các bên hoặc theo lịch Trình được quy định trong các loại giấy tờ khác có liên quan về hoạt động vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật giữa chủ phương tiện và chủ sở hữu hàng hóa;
– Quá trình vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật cần phải đảm bảo an toàn cho người, bảo đảm an toàn cho vật nuôi, bảo đảm an toàn cho môi trường theo quy định của pháp luật. Không được phép dừng xe tại nơi đông người, tại các khu vực gần trường học, bệnh viện, các khu chợ, nguồn nước sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và an toàn của người dân xung quanh;
– Các loại thuốc bảo vệ thực vật chỉ được phép vận chuyển khi các loại hàng hóa này đã được đóng gói một cách cẩn thận, dán nhãn và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật;
– Các loại thuốc bảo vệ thực vật có khả năng phản ứng với nhau theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ không được phép để chung trên cùng một phương tiện vận chuyển;
– Không được phép vận chuyển các loại thuốc bảo vệ thực vật trên cùng phương tiện chở khách, phương tiện cho vật nuôi, phương tiện chở lương thực, phương tiện chở thực phẩm, phương tiện chở các loại chất dễ gây cháy nổ và các loại hàng hóa khác, trừ phân bón.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 31/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
– Nghị định 07/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi;
– Thông tư
– Thông tư 21/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, liên tịch ban hành.