Đơn vị đăng kiểm phải đáp ứng được các điều kiện của pháp luật quy định thì mới được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới. Vậy xử phạt không bố trí đủ số lượng đăng kiểm viên tối thiểu được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt không bố trí đủ số lượng đăng kiểm viên tối thiểu:
1.1. Quy định về số lượng đăng kiểm viên của đơn vị đăng kiểm:
Căn cứ Điều 5, 6, 7 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGTVT 2023 kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới quy định về các điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, bao gồm các điều kiện sau:
– Điều kiện chung: Tổ chức đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, về cơ cấu tổ chức, nhân lực theo quy định của pháp luật và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm do Bộ Giao thông vận tải ban hành để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
– Điều kiện về cơ sở vật chất:
+ Mặt bằng đơn vị đăng kiểm là nơi dùng để bố trí những công trình phục vụ việc kiểm định xe cơ giới trên cùng một khu đất, có diện tích được quy định như sau:
++ Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại I, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho các hoạt động kiểm định là 1.250 m2;
++ Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại II, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho các hoạt động kiểm định là 1.500 m2;
++ Đối với đơn vị đăng kiểm có hai dây chuyền kiểm định, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho các hoạt động kiểm định là 2.500 m2;
++ Đối với đơn vị đăng kiểm có từ 03 (ba) dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích sử dụng cho các hoạt động kiểm định từ dây chuyền thứ 3 trở lên tăng thêm tương ứng cho mỗi một dây chuyền không nhỏ hơn 625 m2.
+ Xưởng kiểm định:
++ Xưởng kiểm định mà chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 30 x 4 x 3,5 (m);
++ Xưởng kiểm định mà chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 36 x 5 x 4,5 (m);
++ Đối với xưởng kiểm định có nhiều dây chuyền kiểm định bố trí cạnh nhau thì khoảng cách giữa tâm những dây chuyền kiểm định không nhỏ hơn 4 m và có khoảng cách từ tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất của xưởng kiểm định không nhỏ hơn 2,5 m;
++ Đối với trường hợp dây chuyền kiểm định bố trí tại nhiều xưởng kiểm định thì tổng chiều dài tối thiểu những xưởng kiểm định phải bằng chiều dài tương ứng với loại dây chuyền quy định trên;
+ Dây chuyền kiểm định phải được bố trí, lắp đặt những thiết bị kiểm tra và dụng cụ kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do chính Bộ Giao thông vận tải ban hành, đảm bảo kiểm tra được đầy đủ những hệ thống, tổng thành, chi tiết của xe cơ giới tham gia giao thông để đảm bảo về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
– Điều kiện về cơ cấu tổ chức, nhân lực:
+ Cơ cấu tổ chức của đơn vị đăng kiểm phải có tối thiểu những bộ phận sau:
++ Bộ phận lãnh đạo: bao gồm Gồm Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc là phụ trách đơn vị đăng kiểm để tổ chức quản lý, điều hành đơn vị đăng kiểm; trong đó phải có tối thiểu 01 lãnh đạo đơn vị đủ điều kiện ký giấy chứng nhận kiểm định theo quy định của pháp luật;
++ Bộ phận kiểm định: Gồm có phụ trách bộ phận kiểm định, đăng kiểm viên để thực hiện kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của phương tiện;
++ Bộ phận văn phòng: Gồm có nhân viên nghiệp vụ và các nhân viên khác để thực hiện các công việc văn phòng, hỗ trợ hoạt động kiểm định.
+ Nhân lực của đơn vị đăng kiểm gồm có:
++ Có tối thiểu 01 lãnh đạo có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
++ Phải có tối thiểu 01 phụ trách bộ phận kiểm định;
++ Dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 02 đăng kiểm viên bảo đảm thực hiện đủ những công đoạn kiểm định. Các nhân sự trên được tham gia kiểm định tại các dây chuyền kiểm định và được tính là đăng kiểm viên trên dây chuyền kiểm định;
++ Có nhân viên nghiệp vụ để thực hiện những công việc nhận, trả, lưu trữ hồ sơ, nhập dữ liệu, tra cứu, kiểm tra, đối chiếu các hồ sơ xe cơ giới vào kiểm định, in kết quả kiểm định và thực hiện những nghiệp vụ văn phòng khác theo sự phân công của đơn vị đăng kiểm.
Như vậy, một trong các điều kiện để đơn vị đăng kiểm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới đó chính là phải bố trí tối thiểu 02 đăng kiểm viên bảo đảm thực hiện đủ các công đoạn kiểm định trong dây chuyền kiểm định.
1.2. Mức xử phạt không bố trí đủ số lượng đăng kiểm viên tối thiểu:
Như đã phân tích ở mục trên, đơn vị đăng kiểm phải bố trí tối thiểu 02 đăng kiểm viên bảo đảm thực hiện đủ các công đoạn kiểm định trong dây chuyền kiểm định. Nếu đơn vị đăng kiểm không bố trí đủ số lượng đăng kiểm viên tối thiểu trong dây chuyền kiểm định thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Khoản 2 Điều 38
– Không công khai các thủ tục, quy trình kiểm định ở tại trụ sở đơn vị theo quy định;
– Không thực hiện kiểm định phương tiện theo đúng thẩm quyền đã được giao;
– Sử dụng đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ không có đủ các điều kiện theo quy định;
– Thực hiện kiểm định mà không bảo đảm đầy đủ những trang thiết bị, dụng cụ kiểm định, bảo hộ lao động theo quy định;
– Không bố trí đủ về số lượng đăng kiểm viên tối thiểu trên dây chuyền kiểm định;
– Thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định vượt quá số lượng phương tiện theo các quy định đối với mỗi dây chuyền kiểm định.
Như vậy, đơn vị đăng kiểm không bố trí đủ số lượng đăng kiểm viên tối thiểu trên dây chuyền kiểm định sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
2. Đơn vị đăng kiểm không bố trí đủ số lượng đăng kiểm viên tối thiểu có bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
Hình thức xử phạt bổ sung trong xử lý vi phạm hành chính nói chung và trong xử phạt lĩnh vực giao thông nói riêng là một loạt biện pháp cộng thêm được áp dụng đồng thời với hình thức xử phạt chính. Điều này nhằm để đảm bảo tác động mạnh mẽ và hiệu quả trong việc trừng phạt và giáo dục những cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính. Tại khoản 4 Điều 38 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung của các hành vi vi phạm quy định về hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, Điều này quy định ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm sẽ còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
– Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng chứng chỉ đăng kiểm viên từ 01 tháng đến 03 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ (xử phạt hành vi không bố trí đủ số lượng đăng kiểm viên tối thiểu trên dây chuyền kiểm định), điểm e khoản 2; điểm a, điểm b khoản 3 Điều được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới” từ 01 tháng cho đến 03 tháng.
Như vậy, ngoài việc phạt tiền đối với đơn vị đăng kiểm không bố trí đủ số lượng đăng kiểm viên tối thiểu trên dây chuyền kiểm định như đã nêu ở mục trên thì đơn vị đăng kiểm không bố trí đủ số lượng đăng kiểm viên tối thiểu trên dây chuyền kiểm định (2 đăng kiểm viên) còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới” từ 01 tháng cho đến 03 tháng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
– Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGTVT 2023 kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.