Cảng biển được xem là địa điểm giao dịch quốc tế trong hoạt động vận tải, cảng biển đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động vận chuyển hàng hóa. Mức phạt khai báo sai lệch thông tin hồ sơ mở cảng biển hiện nay được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt khai báo sai lệch thông tin hồ sơ mở cảng biển:
Căn cứ Điều 11 của Nghị định 58/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải (sau được sửa đổi tại Nghị định 69/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải), có quy định về điều kiện công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước. Cụ thể như sau:
– Cảng biển, khu vực được xác định là cảng dầu khí ngoài khơi, khu vực bến cảng, khu vực cầu cảng, khu vực bến phao và các khu nước, vùng nước đã được nghiệm thu để đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật;
– Chủ đầu tư có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 12 của Nghị định 58/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải (sau được sửa đổi tại Nghị định 69/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải), có quy định về thẩm quyền công bố mở cảng biển như sau:
– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền công bố mở hoặc đóng cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi;
– Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam có thẩm quyền công bố mở, công bố đóng bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước.
Theo khoản 1 Điều 7 của Nghị định 142/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải (sau được bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi khai báo sai lệch thông tin trong hồ sơ đề nghị công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc sử dụng giấy chứng nhận, giấy xác nhận, giấy phép, văn bản cho phép, chứng chỉ, giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng;
– Hình phạt xử phạt bổ sung có thể được áp dụng trong trường hợp này là tịch thu giấy chứng nhận, giấy xác nhận, giấy phép, văn bản cho phép, chứng chỉ, giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 của Điều 7 của Nghị định 142/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
Theo quy định trên, tổ chức khai báo sai lệch thông tin trong hồ sơ đề nghị công bố mở cảng biển có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
2. Thẩm quyền xử phạt khai báo sai lệch thông tin hồ sơ mở cảng biển:
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 của Nghị định 142/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải (sau được bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cảng biển của Thanh tra, cụ thể như sau:
– Thanh tra viên thuộc Bộ giao thông vận tải, thanh tra viên chuyên ngành hàng hải và những người được xác định là đối tượng giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hàng hải đang trong quá trình thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 500.000 đồng, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chánh thanh tra Cục hàng hải Việt Nam, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục hàng hải Việt Nam có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị dưới 50.000.000 đồng, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ giao thông vận tải có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 70.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị dưới 70.000.000 đồng, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chánh thanh tra Bộ giao thông vận tải có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép và tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Theo như phân tích nêu trên thì hành vi khai báo sai lệch thông tin hồ sơ mở cảng biển có thể bị phạt tiền lên đến 10.000.000 đồng. Vì vậy, hành vi này sẽ thuộc thẩm quyền xử phạt của thanh tra Cục hàng hải Việt Nam hoặc trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục hàng hải Việt Nam.
3. Thời hiệu xử phạt khai báo sai lệch thông tin hồ sơ mở cảng biển:
Theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 142/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải (sau được bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là 01 năm, bên cạnh đó, riêng đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng cảng biển, xây dựng cảng cạn, xây dựng công trình hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý giá, quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai báo sai lệch thông tin hồ sơ mở cảng biển là 02 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 58/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;
– Nghị định 69/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải;
– Nghị định 142/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.