Dịch tả là một trong những loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virút phát sinh trong cơ thể gia cầm, bệnh này có thể gây ra thiệt hại rất lớn do tỷ lệ chết cao nếu như không được xử lý kịp thời và đúng cách. Vi phạm quy định về tiêm phòng dịch tả vịt sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt vi phạm quy định về tiêm phòng bệnh dịch tả vịt:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y (sau được sửa đổi tại Nghị định 07/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi) , có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định về phòng bệnh động vật trên cạn. Theo đó, hành vi vi phạm quy định về tiêm phòng bệnh dịch tả vịt có thể bị xử phạt với mức phạt cụ thể như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không tuân thủ đầy đủ và không thực hiện hoạt động phòng bệnh bằng vắcxin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác dành cho các loài động vật trên cạn;
– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không tiêm phòng vắcxin phòng bệnh dại cho các động vật bắt buộc cần phải tiêm phòng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người, hoặc có hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không thích giữ chó hoặc không có người dắt khi đưa chó ra những nơi công cộng;
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi không thực hiện hoạt động cách ly, không thực hiện thủ tục chăm sóc, không thực hiện hoạt động cứu chữa bệnh cho các loài động vật mắc bệnh, hoặc các loài động vật có dấu hiệu mắc bệnh, trừ những trường hợp cấm chữa bệnh theo quy định của pháp luật hoặc phải bắt buộc tiến hành hoạt động giết mổ và tiêu hủy bắt buộc đối với các loài động vật đó;
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không thực hiện hoạt động giám sát theo dõi dịch bệnh động vật tại các cơ sở y tế theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, hoặc có hành vi không theo dõi và ghi chép đầy đủ trong quá trình phòng chữa bệnh hoặc trong quá trình chống dịch bệnh động vật;
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi mua bán vật tẩy xóa, các đối tượng có hành vi sửa chữa giấy chứng nhận tiêm phòng cho động vật được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không chấp hành việc lấy mẫu để thực hiện thủ tục giám định định kỳ đối với một số loại bệnh truyền nhiễm lây lan giữa động vật và con người, các loại bệnh truyền nhiễm lây lan giữa gia súc và gia cầm theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi giết mổ hoặc mua bán các loại động vật mắc bệnh, giết mổ hoặc mua bán các loài động vật có dấu hiệu mắc bệnh, các loài động vật đã chết, các sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc danh mục bệnh động vật cần phải công bố dịch được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc các đối tượng có hành vi chăn nuôi gia súc gia cầm tập trung vật nở trứng gia cầm hoặc có hoạt động kinh doanh giáo dục gia cầm tại địa điểm không phù hợp với quy hoạch hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý và cho phép.
Như vậy theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, hành vi vi phạm quy định về tiêm phòng dịch tả vịt có thể bị phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng theo như phân tích nêu trên .
2. Tiêm phòng bệnh dịch tả vịt được pháp luật quy định như thế nào?
Dịch tả vịt là một trong những loại dịch bệnh cần phải tiêm phòng theo quy định của pháp luật để bảo vệ sức khỏe cho con người, vì đây là loại dịch bệnh có thể lây lan. Căn cứ theo quy định tại Thông tư
– Đối tượng phòng bệnh bằng vắcxin trong trường hợp này được xác định là các loại gia cầm bao gồm: Vịt, ngan, ngỗng;
– Phạm vi tiêm phòng theo quy định của pháp luật bao gồm: Vùng có ổ dịch cũ trước đó đã bị phát hiện, tiêm phòng tại địa bàn có nguy cơ cao do các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định;
– Thời gian tiêm phòng được quy định cụ thể như sau: Tổ chức tiêm phòng định kỳ theo quy định của pháp luật phù hợp với quy trình nuôi và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành thú y tại địa phương, điều lượng và đường tiêm sẽ cần phải thực hiện cụ thể theo hướng dẫn của các nhà sản xuất vắcxin;
– Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi, căn cứ vào thời tiết khí hậu, căn cứ vào đặc điểm của từng vùng miền khác nhau trên địa bàn của cả nước, cơ quan có thẩm quyền trong vấn đề quản lý chuyên ngành thú y địa phương sẽ xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động tiêm phòng sao cho phù hợp và đảm bảo hiệu quả tiêm phòng trên thực tế;
– Tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch xảy ra trên thực tế và phù hợp với quy định của pháp luật. Tức là khi có ôn dịch xảy ra, thì các tổ chức tiêm phòng cần phải thực hiện hoạt động tiêm phòng cho vịt, ngan và ngỗng tại các thôn bản nơi xảy ra ổ dịch đó, bên cạnh đó cũng cần phải tổ chức tiêm phòng bao vây tất cả các vùng dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với các loại gia cầm nêu trên tại các thôn bản chưa có dịch trong cùng một xã và tất cả các xã liền kề tiếp giáp với xã có ổ dịch bệnh. cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải ngay lập tức huy động lực lượng tiên phong và hỗ trợ tiêm phòng khi xảy ra các tổ dịch, những đối tượng được xác định là người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên y tế thú y hoặc người đã được trải qua giai đoạn tập huấn. Các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tại địa phương đó cần phải hướng dẫn và quản lý thực hiện hiệu quả hoạt động tiêm phòng và giám sát quá trình tiêm phòng của các hộ dân.
Như vậy có thể nói, hoạt động tiêm phòng dịch tại bên cần phải tuân thủ đầy đủ theo như phân tích nêu trên, cần phải tiêm phòng khẩn cấp ngay khi có ổ dịch tả vịt xảy ra trên thực tế.
3. Những triệu chứng nhận biết bệnh dịch tả vịt là gì?
Dịch tả vịt (hay còn viết tắt là DVE), là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng gây tử vong cao cho các loại gia cầm do một loại virút gây ra. Bệnh dịch tả vịt thường có triệu chứng sốt cao, sưng đầu, chảy nước mắt, bại liệt, chân mềm yếu … và một loạt các triệu chứng dễ nhận biết khác. Căn cứ theo quy định tại Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn (sau được sửa đổi tại Thông tư 09/2021/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn), có giới thiệu cụ thể về bệnh dịch tả vịt. Theo đó thì có thể hiểu, bệnh dịch tả vịt được xem là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở loài Gia cầm là Việt. Tác nhân gây ra bệnh dịch tả vịt xuất phát từ một loại virút thuộc nhóm Herpes, Virút này gây bệnh trong cơ thể và dần dần phát triển khiến cho bạn trở nên trầm trọng và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Bệnh dịch tả vịt có khả năng mắc bệnh và chết rất cao, có thể từ 70% đến 80% nếu như bị nhiễm bệnh lần đầu ở các trang trại không tiêm phòng vắcxin dịch tả vịt theo quy định của pháp luật một cách thường xuyên, và không kết hợp với vệ sinh, tức là vệ sinh ở các trang trại đó không được đảm bảo. Nguồn bệnh và được lây truyền bệnh dịch tả vịt có thể kể đến như sau:
– Loài mắc: Gia cầm mắc bệnh dịch tả vịt là ở mọi lứa tuổi, tức là ở bất cứ giai đoạn nào cũng đều có thể bị mắc bệnh, đặc biệt là từ 07 ngày tuổi cho đến trưởng thành;
– Nguồn bệnh: Phân, dịch tiết từ mũi, miệng và mắt của gia cầm mắc bệnh có chứa vi rút;
– Đường truyền lây: Đường truyền lây chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp giữa các gia cầm khỏe mạnh và gia cầm bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể lây lan dễ dàng qua các phương tiện cơ học như giày dép và quần áo mang từ một đàn bị nhiễm đến. Bệnh lây lan nhanh và trầm trọng trong khoảng 2 ngày đến 3 ngày.
Bên cạnh đó, triệu chứng lâm sàng có thể kể đến của bệnh dịch tả vịt như sau:
– Thời gian ủ bệnh thường từ 3 ngày đến 7 ngày tùy theo độc lực của vi rút;
– Gia cầm bị bệnh có hiện tượng bỏ ăn, sợ nước, có biểu hiện tiêu chảy nhiều, phân trắng xanh hoặc vàng nhớt, có biểu hiện xù lông bất thường, chảy nước mũi, mắt có dử, mí mắt sưng, có biểu hiện niêm mạc mắt đỏ, ngoẹo đầu, mất thăng bằng, có biểu hiện ngoẹo cổ, bại liệt … và thậm chí là chết nhanh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;
– Nghị định 07/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi;
– Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
– Thông tư 09/2021/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.