Bí mật đời sống riêng tư là một trong quyền bất khả xâm phạm của cá nhân, đã được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật có liên quan. Vậy, Lắp đặt camera hướng sang hàng xóm có vi phạm không?
Mục lục bài viết
1. Lắp đặt camera hướng sang hàng xóm có vi phạm không?
Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân đã được ghi nhận tại trong Hiến pháp năm 2013. Tại Điều 21 đã ghi nhận rằng: mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân cũng như các thông tin liên quan đến bí mật gia đình; cá nhân có quyền được bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Và các thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình sẽ được pháp luật bảo đảm an toàn. Ngoài ra, cũng trong Điều 21 của Hiến Pháp đã ghi nhận mọi người đều có quyền được giữ bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín cùng với đó là các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; bất kể ai cũng không được phép tự ý bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín hoặc các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của các cá nhân khác..
Bên cạnh đó, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư cũng đã được ghi nhận trong Bộ luật dân sự năm 2015 cụ thể theo Điều 38 ghi nhận quyền về đời sống riêng tư với một cá nhân với gia đình với các nội dung như sau:
+ Những thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được xem là bất khả xâm phạm và sẽ được pháp luật bảo vệ;
+ Hành động thu thập lưu giữ, sử dụng, công khai các thông tin liên quan đến đời sống riêng tư bí mật cá nhân phải nhận được sự đồng ý từ những cá nhân sở hữu thông tin đó; Còn trong trường hợp việc thu thập lưu giữ sử dụng công khai các thông tin liên quan đến bí mật gia đình thì cũng phải nhận được sự đồng ý của tất cả các thành viên trừ trường hợp là có quy định khác;
+ Ngoài ra, thư tín điện thoại, điện tín cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của các cá nhân cũng được đảm bảo an toàn và bí mật; cá nhân không được tự ý bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác nếu chưa nhận được sự đồng ý của cá nhân có liên quan đến các thông tin này…
Với quy định nêu trên hành vi tự ý lắp đặt camera hướng sang hàng xóm là đang vi phạm đến quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình nên hành vi thu thập, lưu giữ, sử dụng công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư bí mật cá nhân không nhận được sự đồng tình từ người đó là đang vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt vi phạm nếu có căn cứ cụ thể.
2. Mức xử phạt đối với hành vi liên quan đến việc lắp đặt camera hướng sang nhà hàng xóm:
Pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định cụ thể liên quan đến chế tài xử phạt về hành vi này cơ quan quản lý tại địa phương cũng không có cơ sở xử phạt về quy định của pháp luật về hành chính cũng như về hình sự vẫn chưa đề cập cụ thể đến hành vi nêu trên. Tuy nhiên, nếu thực hiện hành vi lắp camera hướng sang nhà hàng xóm để tự thu thập các thông tin trái với mong muốn của cá nhân sau đó sử dụng những nguồn tài liệu này để cung cấp chia sẻ thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của các cá nhân này thì có thể sẽ bị áp dụng mức xử phạt hành chính. Căn cứ theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị Định 14/2022/NĐ-CP thì hành vi vi phạm về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội, trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội được quy định cụ thể như sau:
– Mức phạt tiền có thể sẽ được áp dụng đối với hành vi vi phạm lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức cũng như danh dự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng; Trong mức xử phạt này cũng sẽ áp dụng đối với các hành vi như cung cấp chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy hoặc những thông tin không phù hợp với thuần phong trái ngược lại mỹ tục của dân tộc..
Trong một số trường hợp hành vi lắp camera quay sang nhà hàng xóm rồi phát tán các hình ảnh, video gia đình nhà hàng xóm lên mạng xã hội ở chế độ công khai với lời lẽ chế giễu, xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự thì cá nhân này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tội làm nhục người khác theo Điều 155 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017.
Tội làm nhục người khác được xác định nếu cá nhân có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nghiêm phạm danh dự thì mức phạt sẽ áp dụng đó là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm; trong một số trường hợp tùy thuộc vào những tình tiết cụ thể cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm; hành vi phạm tội có thể sẽ bị phạt tù với mức tối đa đó là 5 năm đối với trường hợp gây rối loạn tâm thần hành vi của nạn nhân 46% trở lên hoặc dẫn đến nạn nhân tự sát.
Ngoài ra, trong quy định của Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 cũng ghi nhận người phạm tội có thể bị cấm đảm nhận chức vụ cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Với quy định nêu trên hành vi lắp camera chuyển sang nhà hàng xóm được coi là hành vi vi phạm pháp luật và trong một số trường hợp nếu thỏa mãn các điều kiện thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính cũng như bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.
Một số lưu ý đến việc xác minh các điều kiện về hành vi vi phạm pháp luật:
+ Thứ nhất, hành động quay camera hướng sang nhà hàng xóm phải được xem xét đến góc quay cụ thể;
+ Cá nhân thu thập lưu trữ, sử dụng công khai hình ảnh thông tin có được về gia đình hàng xóm khi chưa nhận được sự đồng ý, cũng không thuộc các trường hợp ngoại lệ;
+ Tiến hành đăng tải các thông tin thu thập được từ dữ liệu camera lên mạng xã hội nhằm mục đích xúc phạm nhân phạm danh dự.
3. Hướng giải quyết khi phát hiện hành vi lắp đặt camera hướng sang nhà mình?
Trong đời sống thường nhật thì nhu cầu lắp camera ngày càng phổ biến hơn vì lợi ích mà việc này đem lại, có thể kể đến: hỗ trợ giám sát và bảo vệ được tài sản của mình cũng như trong quá trình quản lý công việc hoặc đồng thời có thể ghi lại những hình ảnh của các đối tượng xấu để phối hợp với cơ quan điều tra nếu camera có thể thu được. Mục đích sử dụng camera là hợp pháp nhưng cá nhân lại lạm dụng sử dụng rồi sau đó hướng sang nhà hàng xóm nhằm thu thập các thông tin, hình ảnh trái với quy định là đang vi phạm pháp luật.
Cá nhân đang gặp phải tình trạng này thì có thể thực hiện một trong các hướng giải quyết như sau: Sau khi phát hiện ra hành vi vi phạm từ phía nhà hàng xóm khi quay góc camera hướng sang nhà mình thu thập những hình ảnh, dữ liệu trái theo mong muốn thì có thể trình bày vấn đề này ra phía bên chính quyền địa phương cụ thể là Ủy ban nhân dân xã để có biện pháp kịp thời ngăn chặn, thông thường hướng giải quyết sẽ là có sự nhắc nhở và cảnh cáo.
Còn trong trường hợp hành động này xâm phạm trực tiếp đến đời sống riêng tư và có dẫn đến thiệt hại trên thực tế thì cá nhân có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu bồi thường đồng thời cũng phải buộc các cá nhân có hành vi vi phạm chấm dứt. Đáng lưu ý rằng cá nhân phải chứng minh được mình là bên có thiệt hại và bị xâm phạm đến sức khỏe học danh dự nhân phẩm uy tín quyền và lợi ích hợp pháp khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Hiến pháp năm 2013;
– Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017;
– Bộ Luật Dân sự 2015;
– Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.