Kết luận giám định tư pháp là nguồn chứng cứ giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ án một cách nhanh chóng và khách quan. Hành vi tiết lộ kết luận giám định khi chưa được cho phép sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt tiết lộ kết luận giám định khi chưa được cho phép:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, kết luận giám định được xem là chứng cứ chứng minh trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi kết luận đó phát sinh từ hoạt động giám định tư pháp và thực hiện theo quy định của pháp luật. Vì vậy, kết luận giám định đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xét xử một vụ án trên thực tế. Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi tiết lộ kết luận giám định khi chưa được sự cho phép. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật giám định tư pháp năm 2020 có quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động giám định. Theo đó thì có thể kể đến một số hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình thực hiện thủ tục giám định tư pháp như sau:
– Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp khi không có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật;
– Có hành vi cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp không đảm bảo tính khách quan và vô tư, sai quy định của pháp luật và sai sự thật;
– Có hành vi cố ý kéo dài thời gian thực hiện thủ tục giám định tư pháp trái quy định của pháp luật, hoặc có hành vi lợi dụng quá trình trưng cầu yêu cầu giám định tư pháp để gây khó khăn hoặc gây cản trở cho hoạt động tố tụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Lợi dụng hoạt động thực hiện thủ tục giám định tư pháp để trục lợi cá nhân trái quy định của pháp luật;
– Tiết lộ thông tin mà mình biết được trong quá trình tiến hành thủ tục giám định tư pháp khi chưa được sự cho phép của các chủ thể có liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Có hành vi xúi giục hoặc ép buộc người giám định tư pháp dưới bất kỳ hình thức nào để đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật trên thực tế;
– Can thiệp hoặc cản trở quá trình thực hiện thủ tục giám định của người giám định tư pháp trái quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, hành vi tiết lộ kết luận giám định tư pháp khi chưa được sự cho phép của các chủ thể có liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị coi là một trong những hành vi bị nghiêm cấm của pháp luật và giám định tư pháp. Hành vi tiết lộ kết luận giám định tư pháp trái quy định của pháp luật sẽ bị xử lý theo các điều luật tương ứng. Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của
Thứ nhất, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Có hành vi kéo dài thời gian thực hiện thủ tục giám định tư pháp nhưng không có lý do chính đáng trái quy định của pháp luật;
– Có hành vi không ghi nhận một cách kịp thời và không ghi nhận đầy đủ toàn bộ quá trình thực hiện thủ tục giám định tư pháp bằng văn bản theo quy định của pháp luật;
– Không thực hiện đầy đủ quy định về lưu giữ và bảo quản hồ sơ trong quá trình thực hiện thủ tục giám định tư pháp;
– Có hành vi gây khó khăn và không tạo điều kiện thuận lợi để người giám định tư pháp thực hiện hoạt động giám định theo quy định của pháp luật;
– Không giải thích kết luận giám định theo yêu cầu của người trưng cầu hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định nhưng không có lý do chính đáng;
– Không thông báo đúng thời hạn hoặc không thông báo bằng văn bản theo quy định của pháp luật cho người trưng cầu hoặc cho người yêu cầu giám định trong trường hợp từ chối giám định.
Thứ hai, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Có hành vi đánh tráo hoặc có hành vi làm sai lệch đối tượng trong quá trình thực hiện thủ tục giám định tư pháp;
– Không bảo quản các mẫu vật hoặc không bảo quản các loại tài liệu có liên quan đến vụ việc giám định đó;
– Tiết lộ nội dung kết luận giám định cho người khác khi không được sự đồng ý bằng văn bản của người trưng cầu giám định hoặc không được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu giám định;
– Không lập và lưu giữ hồ sơ giám định theo quy định của pháp luật, hoặc không thực hiện hoạt động giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định của các chủ thể có liên quan;
– Không tuân thủ đầy đủ quy trình giám định theo quy định của pháp luật, không tuân thủ đầy đủ quy chuẩn chuyên môn trong quá trình thực hiện thủ tục giám định;
– Có hành vi tẩy xóa hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung của kết quả giám định trái quy định của pháp luật, hoặc có hành vi can thiệp cản trở việc thực hiện thủ tục giám định của người giám định tư pháp;
– Không phân công hoặc phân công người không có khả năng chuyên môn phù hợp với nội dung trưng cầu giám định và yêu cầu giám định, hoặc đưa ra kết luận giám định không tuân thủ đầy đủ yêu cầu về hình thức hoặc trái với yêu cầu về nội dung theo quy định của pháp luật;
– Kết luận giám định về những vấn đề không liên quan và không thuộc phạm vi chuyên môn được yêu cầu.
Theo đó thì có thể nói, hành vi tiết lộ kết luận giám định khi chưa được sự cho phép của các chủ thể có liên quan trong phân tích nêu trên có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Tuy nhiên, mức phạt tiền này là mức phạt được áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trong trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, tức là có hành vi tiết lộ kết luận giám định khi chưa được sự cho phép của các chủ thể có liên quan thì tổ chức đó sẽ bị phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân, tức là sẽ bị phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
2. Có được tiết lộ kết luận giám định khi chưa được cho phép cho người khác biết hay không?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người thực hiện thủ tục giám định tư pháp. Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Luật Giám định tư pháp năm 2020, quên bao nhiêu vụ của người giám định tư pháp trong quá trình thực hiện thủ tục giám định tư pháp được quy định cụ thể như sau:
– Cần phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc trong quá trình thực hiện thủ tục giám định tư pháp theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện hoạt động giám định tư pháp phù hợp với nội dung yêu cầu giám định của các chủ thể có liên quan;
– Thực hiện và trả kết quả giám định theo đúng thời hạn yêu cầu, trong trường hợp cần thiết nhận thấy cần phải có thêm thời gian để thực hiện hoạt động giám định thì cần phải thông báo bằng văn bản kịp thời cho người trưng cầu hoặc cho người yêu cầu giám định để họ biết và nắm rõ;
– Lập hồ sơ giám định và bảo quản mẫu vật giám định phù hợp với quy định của pháp luật, bảo quản các tài liệu có liên quan đến vụ việc giám định đó;
– Không được thông báo kết quả giám định cho người khác khi không được sự đồng ý của người có liên quan, trừ trường hợp được người đã trưng cầu hoặc người yêu cầu trưng cầu giám định đồng ý bằng văn bản;
– Phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do bản thân mình thực hiện và đưa ra, trong trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định không đảm bảo tính khách quan và sai sự thật gây thiệt hại cho các cá nhân và tổ chức trong xã hội thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, giám định viên sẽ cần phải tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ khi thực hiện giám định tư pháp theo như phân tích nêu trên. Giám định viên sẽ không được phép thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ trường hợp kết quả giám định đó đã được người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định đồng ý công khai bằng văn bản.
3. Nguyên tắc thực hiện việc giám định tư pháp được quy định như thế nào?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về nguyên tắc thực hiện hoạt động giám định tư pháp. Việc thực hiện hoạt động giám định tư pháp cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc được quy định cụ thể tại Điều 3 của Luật giám định tư pháp năm 2020 cụ thể như sau:
– Tuân thủ pháp luật và tuân thủ đầy đủ theo quy chuẩn chuyên môn và quy trình giám định được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Cần phải trung thực và chính xác, cần phải đảm bảo tính khách quan và vô tư, cần phải đảm bảo tính kịp thời;
– Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu, hành vi kết luận vượt quá phạm vi yêu cầu sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định mà mình thực hiện.
Theo đó thì có thể nói, quá trình thực hiện hoạt động giám định tư pháp cần phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc nêu trên. Giám định viên nếu vi phạm một trong những nguyên tắc nêu trên sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt theo điều luật tương ứng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giám định tư pháp năm 2020;
–