Những vấn đề pháp lý về vai trò của viện kiểm sát trong hoạt động hỏi cung bị can là người từ đủ 18 tuổi trở lên.
Biện pháp hỏi cung bị can đó là một biện pháp điều tra công khai, trực diện đối với người có dấu hiệu tội phạm, nhằm xác định toàn bộ sự thật về hành vi phạm tội của họ và của đồng phạm, cũng như những vấn đề cần thiết khác mà bị can biết, là biện pháp nghiệp vụ không thể thiếu được trong công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng; đồng thời, là một khâu rất quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự. Chính vì vậy, pháp luật có những quy định chặt chẽ về vai trò của kiểm sát viên trong tố tụng hình sự nói chung và trong hoạt động hỏi cung bị can nói riêng. Cụ thể:
Căn cứ pháp lý để Kiểm sát viên thực hiện hoạt động hỏi cung bị can trong giai đoạn truy tố được quy định tại Điều 16, 17
Mục lục bài viết
1. Tiếp nhận thông tin hoạt động hỏi cung bị can của Cơ quan điều tra:
Kiểm sát viên tiếp nhận quyết định khởi tố bị can và thông tin liên quan đến hoạt động hỏi cung bị can như: thời gian, địa điểm hỏi cung bị can từ Cơ quan điều tra. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động hỏi cung bị can.
Phối hợp với cơ quan điều tra trong hoạt động hỏi cung bị can KSV và ĐTV chủ động bàn bạc với nhau về kế hoạch hỏi cung và đề yêu cầu cụ thể về hoạt động hỏi cung bị can ngay sau khi đã khởi tố bị can nhằm làm rõ những vấn đề liên quan đến tội phạm đã bị khởi tố. KSV tiếp tục yêu cầu ĐTV hỏi cung làm rõ nếu có vấn đề mới phát sinh hoặc thấy việc hỏi cung chưa đạt yêu cầu. Để đảm bảo việc hỏi cung bị can được thực hiện đúng trình tự và thủ tục của luật định, KSV phải kiểm sát chặt chẽ việc hỏi cung bị can và lập biên bản hỏi cung bị can của ĐTV.
Trong quá trình điều tra vụ án, Kiểm sát viên trực tiếp gặp, hỏi cung bị can khi có đề nghị của cơ quan điều tra hoặc thấy bị can kêu oan, khiếu nại về việc điều tra; lời khai của bị can trước sau không thống nhất, lúc chối tội, lúc nhận tội; có căn cứ để nghi ngờ tính xác thực trong lời khai của bị can hoặc trường hợp bị can bị khởi tố về tội đặc biệt nghiêm trọng. Trước khi hỏi cung, KSV phải báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Lãnh đạo đơn vị kiểm sát điều tra để xin ý kiến chỉ đạo và
Sau khi kết thúc điều tra và nhận được hồ sơ vụ án từ cơ quan điều tra chuyển sang, KSV có thể kiểm tra tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án bằng cách trực tiếp hỏi cung bị can. Hoạt động hỏi cung bị can này cũng cần được lập Biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án, sao lưu hồ sơ kiểm sát một bản.
Như vậy, thực hiện quyền công tố trong hỏi cung bị can là việc Viện kiểm sát thực hiện các hoạt động nhằm thu thập các tình tiết về nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can và các tình tiết có ý nghĩa cho việc giải quyết đúng đắn, đầy đủ, khách quan theo đúng nội dung, thủ tục, trình tự của pháp luật quy định, không trực tiếp đưa ra quyết định mà chỉ có kiến nghị khi phát hiện dấu hiệu vi phạm trong quá trình hỏi cung. Kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015, có nhiều quy định liên đến chủ thể điều tra, chủ thể thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự. Bộ luật này đã thay đổi theo hướng tăng cường trách nhiệm công tố của Kiểm sát viên, mở rộng thẩm quyền cho Kiểm sát viên nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự không làm oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm. Đặc biệt, tại khoản 4 Điều 183 BLTTHS năm 2015 quy định trong trường hợp có khiếu nại trong hoạt động điều tra, bị can kêu oan, có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết thì bắt buộc Kiểm sát viên phải trực tiếp hỏi cung bị can.
Hỏi cung bị can là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm sát viên được quy tại điểm g khoản 1 Điều 42; Điều 183 và Điều 236 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015, đây là hoạt động thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra, nhằm đảm bảo điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 183 và khoản 3 Điều 236 BLTTHS 2015, trong cả ba giai đoạn tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử), khi xét thấy cần thiết Kiểm sát viên trực tiếp tiến hành hỏi cung bị can, cụ thể:
1. Trong giai đoạn điều tra: Khi có khiếu nại về hoạt động điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp bị can kêu oan,.
2. Trong giai đoạn truy tố: Trước khi quyết định việc truy tố, KSV sẽ tiến hành trực tiếp hỏi cung bị can để kiểm tra, bổ sung tài liệu chứng cứ.
3. Trong giai đoạn xét xử: Khi
2. Lập Biên bản hỏi cung bị can:
Khi tiến hành hỏi cung bị can, Kiểm sát viên phải lập biên bản theo quy định tại Điều 133 và Điều 184 BLTTHS. Việc lập biên bản thực hiện theo mẫu số 126/HS (ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09/01/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao) với đầy đủ nội dung, thuận lợi cho hoạt động của Kiểm sát viên.
Biên bản hỏi cung bị can cần được lập theo mẫu thống nhất. Nội dung biên bản cần ghi rõ: địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc hoạt động hỏi cung, nội dung của hoạt động hỏi cung, người có thẩm quyền tiến hành hỏi cung, người tham gia hỏi cung hoặc người liên quan đến hoạt động hỏi cung, những khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ liên quan đến vụ án. Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm thay đổi, sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ – Điều 133 BLTTHS 2015.
Phải lập biên bản cho mỗi lần hỏi cung bị can theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật TTHS 2015. Nội dung của biên bản cần phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời. ĐTV, Cán bộ điều tra không được tự ý thay đổi lời khai của bị can.
Sau khi hỏi cung, ĐTV, Cán bộ điều tra phải để bị can tự đọc biên bản hoặc phải đọc Biên bản cho bị can nghe. Trường hợp có thay đổi, bổ sung, sửa chữa nội dung trong biên bản thì bị can, Điều tra viên và cán bộ điều tra cùng phải ký xác nhận. Bị can sẽ phải ký từng trang trên Biên bản nếu Biên bản có nhiều trang. Nếu bị can viết bản tự khai thì bị can, ĐTV và cán bộ điều tra cùng phải ký xác nhận vào bản tự khai đó.
Biên bản hỏi cung bị can là một trong những tài liệu quan trọng nằm trong hệ thống tài liệu có chế độ ưu tiên bảo mật. Đa số các bị can đều bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam và bị giam tại cơ sở giam giữ. Biên bản hỏi cung bị can được lập theo hình thức đánh máy hoặc viết tay. Hình thức đánh máy vi tính có ưu điểm là hình thức rõ ràng, dễ nhìn và có những thuận lợi nhất định. Tuy nhiên ngoài những ưu điểm đó thì việc đánh máy biên bản hỏi cung bị can thì có thể tiềm ẩn vấn đề khi mà dùng máy vi tính soạn thảo các phần đã được sửa chữa, thêm bớt có thể không để lại trên văn bản do đó không cần phải ký xác nhận trong khi “Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản”, (tại khoản 1 Điều 133 BLTTHS) và “bổ sung, sửa chữa biên bản …” (tại khoản 2 Điều 184 BLTTS) thì cần “ký xác nhận” vào biên bản nên chỉ có ghi trên giấy thì mới để lại rõ những điểm sửa chữa, thêm bớt, tẩy xóa do đó mới cần phải ký xác nhận. Việc dùng Biên bản viết tay sẽ giúp cơ quan điều tra có thể có cái nhìn chính xác về những gì diễn ra trong buổi hỏi cung bị can.