Trong thi đấu thể thao mà có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của vận động viên khác là hành vi bị nghiêm cấm đã được quy định tại Luật thể dục, thể thao. Hiện nay hành vi cố ý gây chấn thương trong thi đấu thể thao xử lý thế nào?
Mục lục bài viết
1. Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao:
Cá nhân khi tham gia thi đấu thể thao phải tuân thủ những quy tắc nhất định trong quá trình tham gia hoạt động này. Đặc biệt đối với những hành vi nằm trong danh mục bị nghiêm cấm khi tham gia thi đấu thể thao cũng đã được quy định cụ thể tại Điều 10 Luật thể dục, thể thao năm 2006 được sửa đổi năm 2017. Có thể kể đến một số hành vi đang bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục thể thao như sau:
– Cá nhân có mục đích xâm phạm lợi ích quốc gia dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thông qua việc lợi dụng hoạt động thể dục thể thao; trong quá trình tham gia hoạt động này gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự nhân phẩm đồng thời là uy tín của con người. Tham gia hoạt động thể dục, thể thao được đánh giá là trái với quy định xã hội đi ngược lại thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc;
– Cá nhân khi tham gia hoạt động thể dục thể thao có sử dụng chất kích thích hoặc những phương pháp định cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao điều này tác động trực tiếp đến sức khỏe cũng như tinh thần của người tham gia hoạt động thường thể thao gây nên sự không công bằng trong quá trình thi đấu cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của vận động viên;
– Trong hoạt động thể thao có những tình tiết gian lận hoặc bạo lực;
– Hành động cản trở thể dục thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
– Có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn tác động đến kết quả thi đấu thể thao và làm sai lệch kết quả này;
– Tổ chức đặt cược thể thao trái phép hoặc đặt cược thể thao trái phép với quy định.
Với quy định nêu trên, hành vi cố ý gây chấn thương trong thi đấu thể thao cũng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm khi các cá nhân tham gia hoạt động thể dục thể thao. Khi cố tình thực hiện hành vi này cá nhân có thể bị áp dụng mức xử phạt như vi phạm hành chính hoặc thậm chí có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự.
2. Cố ý gây chấn thương trong thi đấu thể thao xử lý thế nào?
2.1. Liên quan đến mức xử phạt hành chính trong hoạt động thể dục thể thao:
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 46/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 129/2021/NĐ-CP thì mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về cấm bạo lực trong hoạt động thể thao đã được ghi nhận rõ trong điều khoản này. Theo đó, các cá nhân nếu có một trong các hành vi như:
– Cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi chửi bới, lăng mạ xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc có hành vi, lời nói đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng; khi xảy ra những tranh chấp thì lại có phản ứng không phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục, đi trái ngược lại truyền thống văn hóa Việt Nam khi tham gia hoạt động thể thao;
– Cố ý gây thương tích, chấn thương, chơi thô bạo gây ảnh hưởng đến sức khỏe người khác trong tập luyện hoặc thi đấu thể thao thì có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 20 triệu đến 25 triệu đồng;
– Cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tiến hành đình chỉ việc tham dự thi đấu thể thao có thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng;
– Ngoài ra, có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc xin lỗi công khai đối với hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm danh dự đã được quy định tại khoản 1 của Điều 9 Nghị định 46/2019/ NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 129/2021/NĐ-CP.
Với quy định nêu trên khi cá nhân tham gia vào trong thể thao thi đấu mà cố ý gây chấn thương đối với cá nhân khác thì có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng. Cá nhân hành vi vi phạm có thể áp dụng chịu hình thức xử phạt bổ sung đó là đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng.
2.2. Liên quan đến trách nhiệm về bồi thường thiệt hại::
Như đã biết, bản chất của việc gây thương tích trong các hoạt động thể dục thể thao cũng tương tự giống như hành vi gây thương tích cho người khác có thể sẽ bị xử lý hành chính theo đúng quy định, bồi thường thiệt hại cho người bị thương các khoản chi phí khám, chữa bệnh, phục hồi thuốc men hoặc chăm sóc tổn thất, nguồn thu nhập đối với người bị nạn. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong dân sự đã được quy định cụ thể theo Điều 584 của Bộ luật dân sự năm 2015. Xét trên thực tế, nếu cá nhân nào có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm uy tín tài sản hoặc quyền lợi ích hợp pháp của các cá nhân khác mà gây thiệt hại liên quan đến vấn đề này thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định của luật dân sự đã ghi nhận.
2.3. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Trong hoạt động đời sống xã hội đặc biệt là trong khi thi đấu thể thao nếu có bất cứ hành động nào xâm phạm về sức khỏe, tinh thần của một cá nhân khác thì người thực hiện hành vi vi phạm này có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho dù là lỗi vô ý và cố ý. Hành động chơi xấu dẫn đến thương tích cho người thi đấu cùng với mình nếu được xác định là có lỗi và có động cơ, mục đích rõ ràng thì cá nhân bị hại có thể trình báo Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra xác minh làm rõ hành vi gây thương tật về xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với pháp luật hiện hành với hành vi gây thương tích trong thi đấu thể thao có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải phụ thuộc vào các yếu tố như xác định lỗi cố ý hay vô ý, hậu quả thiệt hại, mức độ hành vi vi phạm gây nên. Cá nhân có thể tự mình chứng minh hoặc sẽ nhờ cơ quan điều tra làm sáng tỏ để đưa ra quyết định.
Trường hợp đó đảm bảo đầy đủ các yếu tố cấu thành cố ý gây thương tích thì cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điểm 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Hiện nay, cá nhân nào cố ấy gây thương tích và gây tổn hại cho sức khỏe người khác thì căn cứ vào tỷ lệ thương tổn cùng các yếu tố khác có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Đối với hành vi cố ý gây thương tích người khác thì mức phạt cao nhất đối với tội danh này đó là tù chung thân.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cố ý gây thương tích trong thi đấu thể thao không?
Liên quan đến thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã được quy định cụ thể tại tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 46/2019/NĐ-CP theo đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính nếu phát hiện hành vi vi phạm của các cá nhân đồng thời xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả dưới hành vi vi phạm quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 và 21 của Nghị định này và theo thẩm quyền đã quy định tại Điều 23 Nghị định này và chức năng nhiệm vụ quyền hạn đã được giao;
Theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 46/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 129/2021/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền trong việc áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với cá nhân có hành vi vi phạm hoặc được áp dụng mức phạt tiền có thể lên đến 50 triệu đồng; Đối với các hoạt động thi đấu thể thao không đảm bảo theo quy định mà có tài liệu trang thiết bị dụng cụ tập luyện không đúng theo quy định thì có thể bị tịch thu tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, biểu diễn thi đấu thể thao không đảm bảo này mà trên thực tế giá trị của những tài liệu trang thiết bị dụng cụ này không vượt quá 50 triệu đồng;
Đối với hình thức xử phạt bổ sung thì có thể được áp dụng theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này cũng như áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả tùy thuộc vào trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật thể dục, thể thao năm 2006 được sửa đổi năm 2017;
– Nghị định số 129/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.