Việc lập và nộp báo cáo tài chính được xem là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính?
Mục lục bài viết
1. Quy định hình thức công khai báo cáo tài chính:
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Luật kế toán năm 2019, quá trình công khai báo cáo tài chính có thể được thực hiện theo một hoặc một số hình thức cơ bản sau đây:
– Công khai báo cáo tài chính tài chính thông qua hình thức phát hành ấn phẩm;
– Công khai báo cáo tài chính thông qua hình thức thông báo bằng văn bản;
– Công khai báo cáo tài chính dưới hình thức niêm yết;
– Công khai báo cáo tài chính dưới hình thức đăng tải trên các trang thông tin điện tử;
– Công khai báo cáo tài chính dưới các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, hình thức và thời hạn tiến hành hoạt động công khai báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán sử dụng nguồn ngân sách nhà nước thì cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Theo đó, có thể nói, trong quá trình công khai báo cáo tài chính thì các chủ thể có thể lựa chọn một hoặc một số hình thức trên đây để thực hiện. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Luật kế toán năm 2019 có quy định về nội dung công khai báo cáo tài chính. Theo đó, trong quá trình công khai báo cáo tài chính, các đơn vị kế toán sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cần phải thông tin cụ thể và công khai cụ thể về quá trình thu chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Các đơn vị kế toán không sử dụng nguồn ngân sách nhà nước thì sẽ cần phải công khai quá trình quyết toán thu và quá trình quyết toán chi tài chính trong năm theo quy định của pháp luật. Các đơn vị kế toán sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân cần phải công khai mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp đó, cần phải công khai đối tượng đóng góp và mức huy động trên thực tế, cần phải công khai kết quả sử dụng và quyết toán thu chi đối với từng khoản đóng góp nhất định. Các đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh cần phải công khai những vấn đề cơ bản sau đây:
– Công khai tình hình tài sản và nợ phải trả kèm theo số vốn chủ sở hữu;
– Công khai kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị;
– Công khai quá trình trích lập và sử dụng nguồn quỹ;
– Công khai thu nhập của người lao động và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó cần phải tuân thủ hình thức công khai báo cáo tài chính theo như phân tích nêu trên. Trong quá trình công khai báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì cần phải đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật.
2. Quy định thời hạn công khai báo cáo tài chính:
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Luật kế toán năm 2019 có quy định về thời hạn thực hiện thủ tục công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Theo đó thì các đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh cần phải tiến hành thủ tục công khai báo cáo tài chính năm theo quy định của pháp luật trong khoảng thời gian 120 ngày, được tính kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trong trường hợp pháp luật về chứng khoán hoặc pháp luật về tín dụng hoặc pháp luật về bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức và thời hạn tiến hành thủ tục công khai báo cáo tài chính khác với quy định của pháp luật về kế toán thì các doanh nghiệp cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực cụ thể đó.
Theo đó thì có thể nói, theo quy định của pháp luật hiện nay thì thời hạn tiến hành thủ tục công khai báo cáo tài chính năm sẽ được xác định là trong khoảng thời gian 120 ngày được tính kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm đó.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật kế toán năm 2019, thì kỳ kế toán năm được xác định là 12 tháng được tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, thờ gian này sẽ được bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền (đó là cơ quan tài chính và các cơ quan thuế).
3. Mức xử phạt hành vi chậm công khai báo cáo tài chính:
Căn cứ Điều 12 của Nghị định số 41/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập (sau được sửa đổi tại Nghị định số 102/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập), có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong quá trình nộp và công khai báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Theo đó thì hành vi chậm nộp công khai báo cáo tài chính trái với thời gian do pháp luật quy định có thể bị xử phạt với mức phạt cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm so với thời gian do pháp luật quy định trong khoảng thời hạn dưới 03 tháng;
+ Công khai báo cáo tài chính chậm trong khoảng thời gian dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật;
+ Nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuy nhiên không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với trường hợp mà pháp luật quy định bắt buộc phải tiến hành hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính;
+ Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm trong khoảng thời gian từ 03 tháng trở lên so với quy định của pháp luật;
+ Công khai báo cáo tài chính, tuy nhiên không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu bắt buộc phải thực hiện thủ tục kiểm toán đối với báo cáo tài chính.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Thông tin và số liệu công khai báo cáo tài chính không phản ánh sự khách quan và sai sự thật;
+ Cung cấp và công bố các báo cáo tài chính để sử dụng trên lãnh thổ của Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán nhất định.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Không công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, nếu như các doanh nghiệp có hành vi công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với khoảng thời gian được pháp luật quy định thì sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Còn nếu như doanh nghiệp có hành vi công khai báo cáo tài chính chậm trong khoảng thời gian từ 03 tháng trở lên thì sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Kế toán năm 2019;
– Nghị định số 41/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập;
– Nghị định số 102/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.