Một số người dân còn nhầm hiểu rằng trường hợp từ chối nhận quyết định hành chính thì sẽ không còn bị xử phạt. Tuy nhiên, việc cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền sẽ thực hiện những biện pháp theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Biện pháp khi không nhận quyết định xử phạt hành chính:
Căn cứ theo quy định tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020 quy định về gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành như sau:
Trường hợp trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.
Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính sẽ được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng các hình thức bảo đảm và phải thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.
Đối với những trường hợp quyết định được giao trực tiếp cho cá nhân mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền sẽ phải lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Trong trường hợp được gửi qua đường bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu trường hợp sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà vẫn bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ để cho rằng người vi phạm đã cố tình trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì khi quyết định đã được gửi đến mà cá nhân, tổ chức vi phạm mà vẫn cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
2. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì có được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành 2012, được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Trong trường hợp người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải ra quyết định đối với việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định về hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phải thực hiện ghi rõ về lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật, phương tiện về vi phạm hành chính bị tịch thu; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
Việc thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sẽ không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu trên, thì trường hợp người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp được liệt kê cụ thể trên (trừ những trường hợp chuyển hồ sơ đối với vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm) nhưng vẫn sẽ phải ra quyết định để tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được xác định đang thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
Như vậy, nếu trường hợp người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ vẫn được áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó. Quyết định đó phải được cơ quan có thẩm quyền ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện. Và việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 67 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Đối với những trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện cùng một lúc nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
– Trong trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng một lúc thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.
– Đối với trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện cùng một lúc nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.
– Quyết định để xử phạt sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ những trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định thì thời gian ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
– Thời hạn để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
+ Đối với những vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thì thời hạn ra quyết định xử phạt sẽ được xác định là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt được xác định là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;
+ Đối với những vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh về các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt được xác định là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
+ Đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt được xác định là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
+ Người có thẩm quyền quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia các nội dung mà liên quan đến Biện pháp khi không nhận quyết định xử phạt hành chính. Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020.