Sự cố hạt nhân diễn ra dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người cũng như đa dạng sinh học, nên việc phát hiện kịp thời, hỗ trợ khắc phục sự cố luôn được đề cao. Vậy quy định về mức phạt hành vi cản trở việc khắc phục sự cố hạt nhân thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt hành vi cản trở việc khắc phục sự cố hạt nhân:
Sự cố hạt nhân được cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế định nghĩa là một sự kiện xảy ra dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho con người, môi trường hoặc cơ sở. Tai nạn hạt nhân xảy ra gây nên ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hoặc gây nên cái chết của con người, hủy hoại môi trường sống của con người cũng như các loài sinh vật, đăc biệt có sự tác động nghiêm trọng đến hệ sinh thái trên trái đất. Theo quy định của Văn bản hợp nhất 38/VBHN-VPQH2018 Luật năng lượng nguyên tử, cụ thể là tại khoản 1 Điều 28 của Văn bản này thì sự cố hạt nhân được định nghĩa là tình trạng mất an toàn hạt nhân và gây mất an ninh đối với vật liệu hạt nhân thiết bị hạt nhân.
Như đã biết, khả năng hủy hoại của hạt nhân vô cùng to lớn nên những sự cố về hạt nhân phải nhanh chóng được phát hiện và khắc phục kịp thời. Đối với trường hợp có cá nhân gây cản trở khi cơ quan, tổ chức tiến hành khắc phục sự cố hạt nhân thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt theo đúng quy định. Mức xử phạt đối với người gây cản trở Khi cơ quan tổ chức tiến hành khắc phục sự cố hạt nhân đã được quy định cụ thể tại Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH 2022 Nghị định xử phạt hành chính năng lượng nguyên tử. Theo đó, hành vi vi phạm về giải quyết sự cố bức xạ sự cố hạt nhân sẽ được áp dụng với mức tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng trong một số hành vi vi phạm dưới đây:
– Đối với trường hợp khi xảy ra hoặc biết sự cố hoặc những thông tin liên quan đến sự cố hạt nhân, sự cố bức xạ sau 24 giờ kể từ ngày phát hiện sự cố hạt nhân mà không tiến hành thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này;
– Nếu có hành vi vi phạm liên quan đến cung cấp thông tin, tài liệu, không hợp tác với cơ quan, tổ chức để tiến hành khắc phục nhanh chóng, kịp thời vấn đề sự cố hạt nhân hoặc trong quá trình điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố hạt nhân cũng không cung cấp các thông tin tài liệu để hỗ trợ;
– Cá nhân khi nhận được lệnh huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hỗ trợ cho quá trình khắc phục sự cố hạt nhân nhưng lại không tiến hành không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ kịp thời lệnh huy động này;
– Đối với hành vi cố tình gây cảm giác hoặc không thực hiện đúng hướng dẫn khi cơ quan, tổ chức tiến hành khắc phục sự cố hạt nhân cũng sẽ bị áp dụng mức phạt tiền lên đến 40 triệu đồng;
– Ngoài ra, hành vi không tiến hành xác định nguyên nhân sự cố hạt nhân theo quy định cũng sẽ bị xử phạt.
Với quy định nêu trên, cá nhân gây cản trở khi cơ quan, tổ chức tiến hành khắc phục sự cố hạt nhân có thể bị áp dụng mức xử phạt lên đến 20 đến 40 triệu đồng.
2. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ đối với hành vi cản trở việc khắc phục sự cố hạt nhân?
Căn cứ theo Điều 43 của Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH 2022 Nghị định xử phạt hành chính năng lượng nguyên tử thì các cá nhân sau đây được trao thẩm quyền xử phạt về hành vi vi phạm:
– Thanh tra viên chuyên ngành khoa học và công nghệ người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ và hạt nhân khi đang tiến hành thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm có thể áp dụng mức phạt cảnh cáo hoặc áp dụng mức phạt tiền lên đến 8 500.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm. Đồng thời, có thể áp dụng hình thức tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính nếu xác định được rằng tang vật phương tiện vi phạm hành chính này giá trị không vượt quá 1 triệu đồng;
– Chánh thanh tra Sở khoa học và Công nghệ, Chánh thanh tra Cục an toàn bức xạ và hạt nhân; cá nhân là Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở khoa học và công nghệ, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục an toàn bức xạ và hạt nhân được quyền:
+ Xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức tiền lên đến 50 triệu đồng; đồng thời có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề mà giấy phép chứng chỉ này được quy định trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có quy định thời hạn nhận định hoặc tiến hành đình chỉ hoạt động có thời hạn nếu nhận thấy cần thiết;
+ Một số trường hợp có thể áp dụng việc tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính và đảm bảo rằng tang vật phương tiện khi quy đổi ra giá trị sẽ không vượt quá 100 triệu đồng;
+ Ngoài ra có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định tại điều 3 của Nghị định này đối với hành vi vi phạm;
– Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong việc cản trở khắc phục sự cố hạt nhân có thể được trao cho Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ khoa học và công nghệ.
+ Theo đó, cá nhân này sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền lên đến số tiền 250 triệu đồng đồng thời có thẩm quyền thức quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn đồng thời có thể điều trị hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm;
+ Hiện nay, cá nhân này có thể tiến hành tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính với giá trị của tăng cường phương tiện sẽ không vượt quá 500 triệu đồng và có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định tại điều 3 của Nghị định này.
Liên quan đến thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành khoa học công nghệ thì Chánh thanh tra Bộ khoa học và công nghệ; Cục trưởng Cục an toàn bức xạ và hạt nhân cũng có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ ngành nghề trong lĩnh vực này hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; đồng thời được trao thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo đúng quy định đã được ghi nhận trong Điều 43 của Nghị định này.
Lưu ý rằng: Liên quan đến quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức trong hành vi này thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hành vi cản trở về khắc phục sự cố hạt nhân được áp dụng đối với cá nhân là tối đa 200 triệu đồng còn trong trường hợp cùng hành vi vi phạm mà tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp đôi là 500 triệu đồng.
3. Xảy ra sự cố hạt nhân thì tổ chức cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm như thế nào?
Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ được quy định tại khoản 1 của Điều 84 Văn bản hợp nhất 38/VBHN-VPQH2018 Luật năng lượng nguyên tử sẽ có trách nhiệm trực tiếp trong việc phát hiện ra sự cố và khắc phục tình trạng sự cố hạt nhân. Theo quy định thì tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm trong việc:
– Xác định vị trí xảy ra sự cố hoặc nắm bắt các thông tin sơ bộ về nguyên nhân, tính chất và khả năng diễn biến sự cố có thể diễn ra trong tương lai và đánh giá sự cố tương ứng tương ứng với nhóm tình huống quy định cụ thể tại Điều 82 của Luật này để áp dụng các biện pháp ứng phó sao cho phù hợp và kịp thời;
– Sau khi đã nhận định được tình hình sự cố hạt nhân đang được diễn ra thì cần huy động lực nhân lực phương tiện cơ sở để khắc phục sự cố; Đồng thời, để hạn chế sự cố lan rộng, hạn chế hậu quả thì tiến hành tổ chức cấp cứu người bị nạn hoặc cô lập gây nguy hiểm kiểm soát an ninh sao cho nằm trong tầm kiểm soát quản lý;
– Sau khi khắc phục tạm thời hoặc nhận biết tình hình cơ bản về vấn đề này thì sẽ tiến hành thông báo ngay cho cơ quan tổ chức cấp trên trực tiếp Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an nơi xảy ra sự cố hoặc cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân là cơ quan để các cá nhân tổ chức tiến hành thông báo về địa điểm xảy ra sự cố;
Hiện nay, việc đánh giá sơ bộ nguyên nhân xảy ra sự cố và ảnh hưởng đối với con người, môi trường cũng sẽ được thực hiện và thông báo ngay cho các cơ quan này;
– Có trách nhiệm trong việc cung cấp các nguồn thông tin tài liệu hoặc tạo tất cả các điều kiện hỗ trợ cần thiết để khắc phục, điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố này.
Như vậy với quy định nêu trên tổ chức, cá nhân khi thực hiện các công việc bức xạ có trách nhiệm trong việc phát hiện ra và tìm hiểu được nguyên nhân sơ bộ; đồng thời cũng nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục tạm thời sau đó thông báo đến cơ quan tổ chức cấp trên trực tiếp để tiến hành giải quyết sự cố.
Văn bản hợp nhất được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 38/VBHN-VPQH2018 Luật năng lượng nguyên tử;
– Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH 2022 Nghị định xử phạt hành chính năng lượng nguyên tử.