Việc sử dụng đèn chiếu xa như thế nào người dân cần nắm được rõ để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Việc sử dụng đèn chiếu xa phải đảm bảo đúng quy định. Vật trường hợp sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc sử dụng đèn pha (đèn chiếu xa):
Đèn chiếu xa hay còn gọi là đèn pha là một loại đèn chiếu sáng được gắn trên các phương tiện giao thông cơ giới như xe máy, xe ô tô,… Loại đèn này tạo ra một luồng sáng mạnh và tập trung chiếu được xa, có tác dụng giúp cho người điều khiển xe nhìn được xa hơn quãng đường đi, tiện hơn khi trời tối. Bên cạnh tác dụng như vậy, đèn pha nếu không được sử dụng đúng hoàn cảnh, đúng quy định có thể gây ra những hậu quả nhất định, gây ảnh hưởng đến người điều khiển giao thông bên cạnh. Cụ thể việc sử dụng đèn pha được quy định rất rõ trong Luật giao thông đường bộ và các văn bản liên quan.
Thứ nhất, không được sử dụng đèn pha trong khu đô thị và khu đông dân cư:
Căn cứ khoản 12 Điều 8 Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-VPQH 2023 Luật giao thông đường bộ quy định một trong những hành vi bị cấm trong giao thông như sau:
– Hành vi người điều khiển xe bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư (ngoại trừ xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định).
Như vậy, không được sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư.
Trong đó:
– Đường đô thị là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị xã và thị trấn;
– Đường đô thị là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị xã và thị trấn;
– Đường qua khu đông dân cư được hiểu là:
+ Đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị trấn, nội thị xã;
+ Những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường và có những hoạt động làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ;
+ Đoạn đường có cắm biển đường qua khu đông dân cư.
Khi bắt đầu khu đông dân cư sẽ xuất hiện biển báo R.420 và khi kết thúc khu đông dân cư sẽ xuất hiện biển báo R.421.
Thứ hai, người điều khiển xe không được bật đen pha khi tránh xe ngược chiều:
Căn cứ Điều 17 Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-VPQH 2023 Luật giao thông đường bộ quy định về việc tránh xe đi ngược chiều như sau:
– Người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình khi trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau.
– Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau, cụ thể:
+ Xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi trong trường hợp nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe;
+ Với xe đang xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;
+ Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.
– Tuyệt đối không được dùng đèn chiếu xa khi xe cơ giới đi ngược chiều nhau.
Theo quy định trên, đối với xe đang tránh xe ngược chiều sẽ không được bật đèn pha.
2. Sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị bị xử phạt như thế nào?
Như mục 1 đã phân tích, hành vi bật đèn pha trong khu đô thị là hành vi vi phạm pháp luật về giao thông. Theo đó, người tham gia phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt mức phạt như sau:
– Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
+ Người điều khiển xe có hành vi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định: phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng (căn cứ điểm b khoản 3 Điều 5
– Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
+ Người điều khiển xe có hành vi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định: phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng (căn cứ điểm n khoản 1 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP).
– Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe):
+ Người điều khiển xe có hành vi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị: phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng (căn cứ điểm d khoản 3 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP).
3. Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều bị phạt như thế nào?
– Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
+ Người điều khiển xe có hành vi sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều: phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng (căn cứ điểm g khoản 3 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP).
– Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
+ Người điều khiển xe có hành vi sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều: phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng (căn cứ điểm m khoản 1 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP).
– Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe):
+ Người điều khiển xe có hành vi sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều: phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng (căn cứ điểm e khoản 3 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP).
4. Cảnh báo việc sử dụng đèn chiếu xa trong khu đô thị:
Theo thiết kế của xe ô tô hay xe máy, hệ thống đèn chiếu có hai chế độ là đèn chiếu xa (đèn pha) và đèn chiếu gần (đèn cos). Thông thường khi lưu thông trên đường trời tối, người điều khiển xe sẽ thường bật đèn chiếu gần vào những buổi tối, buổi đêm để nhằm quan sát đường đi dễ dàng nhất. Còn đèn pha có tác dụng chiếu xa có thể giúp người đi đường quan sát đường đi ở tầm cao hơn.
Việc sử dụng đèn pha được quy định rất cụ thể trong Luật giao thông đường bộ nhưng người điều khiển xe vẫn còn khá mập mờ, chưa nắm rõ được quy định trong việc sử dụng đèn này khi nào và ở đâu, đồng thời cũng chưa nắm được rõ tác dụng của từng loại đèn xe như thế nào. Chính vì vậy, cứ khi trời tối dù bất kể ở nơi đâu, người điều khiển phương tiện sẽ bật đèn chiếu xa mà không hề quan tâm đến sự nguy hiểm của chính mình cũng như của những người tham gia giao thông xung quanh.
Khi đi trong nội thành, bật đèn pha sẽ cản trở tầm nhìn của những người đi xe phía ngược chiều vì đèn pha có cường độ chiếu mạnh và cao, khi đó người đi ngược chiều sẽ không thể nhìn được những xe đi phía đối diện, do đó rất dễ gây ra tai nạn giao thông. Không những thế, việc sử dụng đèn pha tùy tiện còn gây bức xúc, khó chịu đối với những người xung quanh. Thực tế, rất nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm đã xảy ra vì hành vi này.
Trong các khu đô thị hay khu nội thành, đèn đường và lượng phương tiện giao thông tham gia nhiều nên hoàn toàn đáp ứng đủ ánh sáng để mọi người tham gia giao thông quan sát được đường đi, do đó không cần thiết phải bật đèn pha. Ngoài khu đô thị, người dân vẫn có thể sử dụng đèn pha nhưng cần linh hoạt chuyển sang đèn cos khi có người đi ngược chiều để đảm bảo an toàn giao thông.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-VPQH 2023 Luật giao thông đường bộ;
–
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.