Sổ theo dõi xử phạt vi phạm hành chính là văn bản được ban hành kèm theo Thông tư số 79/2022/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định về ban hành, quản lý và sử dụng biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Mục lục bài viết
1. Mẫu sổ theo dõi xử phạt vi phạm hành chính mới nhất:
Sổ theo dõi xử phạt vi phạm hành chính hiện nay được xem là một trong những loại tài liệu vô cùng quan trọng trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sổ theo dõi xử phạt vi phạm hành chính được xem là mẫu sổ lập ra nhằm mục đích theo dõi về quá trình xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Sổ theo dõi xử phạt vi phạm hành chính được dùng cho các cơ quan và các đơn vị có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để có thể theo dõi quá trình xử phạt vi phạm hành chính ở các cơ quan cấp mình. Mẫu sổ theo dõi xử phạt vi phạm hành chính hiện nay đang được quy định tại Thông tư số 79/2022/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định về ban hành, quản lý và sử dụng biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
CƠ QUAN CHỦ QUẢN CƠ QUAN LẬP SỔ SỔ THEO DÕI XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH Thời gian mở sổ: … Thời gian kết thúc: … CHỨC VỤ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN LẬP SỔ (Ký tên, ghi rõ cấp bậc, chức vụ, đóng dấu) |
CƠ QUAN CHỦ QUẢN CƠ QUAN LẬP SỔ SỔ THEO DÕI XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH Quyển số: … Ngày bắt đầu: … Ngày kết thúc: … Số đăng ký: … Số lưu trữ: … |
Thứ tự | – Đơn vị xử lý; – Số quyết định, ngày tháng năm; – Người ra quyết định | Tên cá nhân, tổ chức vi phạm | – Lĩnh vực vi phạm; – Hành vi vi phạm và điểm, khoản, điều, văn bản áp dụng | Hình thức xử phạt | Biện pháp ngăn chặn | Biện pháp khắc phục hậu quả | Tang vật, phương tiện bị tịch thu | Tình hình thi hành quyết định xử phạt | Số tiền xử phạt vi phạm hành chính (đồng) | Số tiền bán tang vật vi phạm hành chính (đồng) | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Hướng dẫn cách điền mẫu sổ theo dõi xử phạt vi phạm hành chính:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022, vi phạm hành chính là khái niệm để chỉ hành vi có lỗi do các cá nhân hoặc do các tổ chức thực hiện, hành vi này vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành chính nhưng không được coi là tội phạm, và theo quy định của pháp luật thì sẽ phải bị xử phạt vi phạm hành chính bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong quá trình đó thì cần phải lập sổ theo dõi xử phạt vi phạm hành chính để thống kê các hành vi mà đơn vị mình đã từng xử phạt. Cách điền mẫu sổ theo dõi xử phạt vi phạm hành chính sẽ được thực hiện như sau:
– Cột số 2: Ghi cấp bậc, ghi rõ chức vụ, ghi rõ họ tên đối với nội dung “người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính”;
– Cột số 3: Ghi tên, ghi rõ địa chỉ của cá nhân hoặc các đối tượng được xác định là tổ chức vi phạm;
– Cột số 4: Ghi lĩnh vực vi phạm; khái quát hành vi vi phạm; điểm, khoản, điều và văn bản áp dụng;
– Cột số 5: Ghi rõ hình thức xử phạt hành chính;
– Cột số 6: Ghi rõ biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính được áp dụng;
– Cột số 7: Ghi rõ biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính;
– Cột số 8: Ghi rõ số lượng tang vật, ghi rõ số lượng phương tiện, ghi rõ số lượng hàng hóa (nếu có) bị tịch thu;
– Cột số 9: Ghi rõ kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật;
– Cột số 10: Ghi số tiền xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp này sẽ được thể hiện theo đơn vị tính là đồng tiền Việt Nam;
– Cột số 11: Ghi số tiền bán đối với những tang vật vi phạm hành chính theo đơn vị tính là đồng tiền Việt Nam;
– Cột số 12: Ghi thông tin cần thiết khác.
3. Đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính?
Căn cứ Điều 3 của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, có quy định về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể như sau:
– Những đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại Điều 5 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022;
– Các tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cơ bản như sau: Các tổ chức đó được xác định là có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật về dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập phù hợp với quy định của pháp luật, và các tổ chức đó có hành vi vi phạm pháp luật do người đại diện hoặc do những đối tượng được xác định là người giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo và phân công của tổ chức, và hành vi vi phạm pháp luật đó được xác định là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước;
– Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước;
– Các chủ thể được xác định là chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, các địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật trong phạm vi và trong thời hạn được tiến hành hoạt động ủy quyền hợp pháp bởi các pháp vốn hoặc các tổ chức hoặc theo sự chỉ đạo, phù hợp với quá trình điều hành và phân công, chấp thuận của pháp nhân hoặc tổ chức, thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính được xác định là cá nhân và tổ chức đó. Chi nhánh, hoặc những văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân và tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi hoặc thời hạn được pháp nhân, tổ chức ủy quyền hoặc không theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức, thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện.
– Các đối tượng được xác định là hộ kinh doanh, các đối tượng được xác định là hộ gia đình, các đối tượng được xác định là cộng đồng dân cư vi phạm hành chính bị áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm hành chính;
– Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước, thì trên thực tế sẽ không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2022;
– Nghị định số 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
– Thông tư số 79/2022/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định về ban hành, quản lý và sử dụng biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.