Quỹ phòng chống thiên tai có nhiệm vụ hỗ trợ cho các hoạt động phòng chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư, hoặc chưa thể đáp ứng được yêu cầu đầu tư. Hành vi không đóng quỹ phòng chống thiên tai sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Không đóng quỹ phòng chống thiên tai bị xử phạt thế nào?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi không đóng quỹ phòng chống thiên tai. Khi hiện tượng thiên tai ngày càng diễn biến bất ngờ và gây ra những hậu quả vô cùng khó lường, thì quỹ phòng chống thiên tai là vấn đề được toàn thể người dân và các cơ quan nhà nước quan tâm. Hành vi không đóng quỹ phòng chống thiên tai là một trong những hành vi trốn tránh nghĩa vụ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 03/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi không đóng quỹ phòng chống thiên tai, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không đóng góp vào quỹ phòng, chống thiên tai với số tiền dưới 300.000 đồng;
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không đóng góp vào quỹ phòng, chống thiên tai với số tiền từ 300.000 đồng đến dưới 500.000 đồng;
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không đóng góp vào quỹ phòng, chống thiên tai với số tiền từ 500.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không đóng góp vào quỹ phòng, chống thiên tai với số tiền từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không đóng góp vào quỹ phòng, chống thiên tai với số tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không đóng góp vào quỹ phòng, chống thiên tai với số tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không đóng góp vào quỹ phòng, chống thiên tai với số tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không đóng góp vào quỹ phòng, chống thiên tai với số tiền từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không đóng góp vào quỹ phòng, chống thiên tai với số tiền từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không đóng góp vào quỹ phòng, chống thiên tai với số tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Cũng theo khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 03/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều, có quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt. Theo đó thì mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
– Đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai được xác định là 50.000.000 đồng;
– Đối với lĩnh vực đê điều được xác định là 100.000.000 đồng;
– Đối với lĩnh vực thủy lợi được xác định là 250.000.000 đồng;
– Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, trừ các hành vi quy định tại Điều 16 và khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 03/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều thì áp dụng đối với tổ chức.
Như vậy có thể nói, hành vi không đóng góp vào quỹ phòng chống thiên tai sẽ bị xử phạt theo mức xử phạt nêu trên. Tuy nhiên, mức xử phạt đó chỉ được áp dụng đối với những đối tượng được xác định là cá nhân vi phạm, còn trong trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt sẽ gấp đôi. Đồng thời còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là bắt buộc phải đóng đầy đủ vào quỹ phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động có bắt buộc phải đóng quỹ phòng chống thiên tai không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Luật phòng chống thiên tai năm 2020 có quy định về vấn đề quỹ phòng chống thiên tai. Theo đó, quỹ phòng chống thiên tai là khái niệm để chỉ một loại quỹ tài chính của cơ quan nhà nước ngoài ngân sách bao gồm quỹ phòng chống thiên tai trung ương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn quản lý, và quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý. Bên cạnh đó thì nguồn tài chính của quỹ phòng chống thiên tai được quy định cụ thể từ các nguồn cơ bản sau đây:
– Nguồn tài chính của quỹ phòng chống thiên tai ở cấp trung ương sẽ bao gồm sự hỗ trợ và quá trình đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân trong xã hội, sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân trong nước, sự đóng góp và ủng hộ của các tổ chức và cá nhân nước ngoài, quá trình điều tiết từ quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh theo quyết định của chú tài có thẩm quyền và các nguồn hợp pháp khác;
– Nguồn tài chính của quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh bao gồm sự hỗ trợ và quá trình đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân trong nước, quá trình đóng góp và hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân nước ngoài, quá trình đóng góp bắt buộc của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, các chủ thể được xác định là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường phù hợp với quy định của pháp luật về lao động, quá trình điều tiết từ quỹ phòng chống thiên tai cấp trung ương, giữa quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác.
Bên cạnh đó, quỹ phòng chống thiên tai được sử dụng để phục vụ cho hoạt động phòng chống thiên tai, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải ưu tiên hỗ trợ một số hoạt động cơ bản sau đây:
– Cứu trợ khẩn cấp về lương thực và thuốc chữa bệnh, các nhu yếu phẩm cần thiết khác cho hoạt động phòng chống thiên tai;
– Hỗ trợ cho vấn đề tu sửa nhà cửa và các công trình thiết bị, các cơ sở ý tế và trường học khi thiên tai xảy ra;
– Xử lý vệ sinh môi trường của các vùng xảy ra hiện tượng thiên tai.
Nguyên tắc hoạt động của quỹ phòng chống thiên tai cần phải tuân thủ theo nguyên tắc không xuất phát vì mục đích lợi nhuận và trục lợi cá nhân, còn phải quản lý hiệu quả và sử dụng đúng mục đích quỹ phòng chống thiên tai, cần phải sử dụng đúng pháp luật và kịp thời hiệu quả quỹ phòng chống thiên tai, quá trình sử dụng cần phải đảm bảo tính công khai và minh bạch trong đời sống, hỗ trợ cho các hoạt động phòng chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa thể đầu tư hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu.
Như vậy có thể nói, người lao động được xác định là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ đủ 18 đến độ tuổi người yêu với điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động sẽ bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp vào quỹ phòng chống thiên tai theo như phân tích nêu trên.
3. Quy định về thời gian đóng quỹ phòng chống thiên tai:
Về thời gian đóng Quỹ phòng chống thiên tai thì tại Điều 15 của Nghị định số 78/2021/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai, có quy định về vấn đề quản lý thu và kế hoạch thu nộp quỹ phòng chống thiên tai. Theo đó thì thời hạn nộp Quỹ cấp tỉnh: Đối với cá nhân nộp một lần trước giai đoạn ngày 31 tháng 7 hàng năm; đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn nộp tối thiểu 50% số phải nộp trước giai đoạn ngày 31 tháng 7, số còn lại nộp trước giai đoạn ngày 30 tháng 11 hàng năm. Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh kéo dài và ảnh hưởng phạm vi lớn, chủ thể có thẩm quyền đó là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, điều chỉnh thời hạn nộp hoặc quyết định miễn, giảm đóng góp quỹ cấp tỉnh cho phù hợp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 03/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều;
– Nghị định số 78/2021/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;
– Luật Phòng, chống thiên tai năm 2020.