Trong quá trình tham gia giao thông, do vội vàng nên nhiều người đã vượt mà không phát tín hiệu xin vượt trước. Vậy mức xử phạt đối với hành vi vượt xe nhưng không phát tín hiệu báo trước được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt vượt xe nhưng không có tín hiệu báo trước:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vượt phương tiện nhưng không có tín hiệu báo trước. Tùy từng loại phương tiện khác nhau mà hành vi này sẽ bị xử phạt với mức phạt cụ thể như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 5 của
– Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông đường bộ;
Không chấp hành hiệu lệnh và hướng dẫn của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ;
– Có hành vi đi ngược chiều vào đường một chiều hoặc đi ngược chiều trên đường có biển cấm đi ngược chiều trái quy định pháp luật, loại trừ các trường hợp sẽ ưu tiên đang trong quá trình đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
– Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, có hành vi vượt xe tại các đoạn đường có biển báo cấm vượt, vượt xe nhưng không có tín hiệu báo trước, vượt bên phải của xe khác trong trường hợp không được phép;
– Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình trái quy định của pháp luật hoặc có hành vi đi không đúng phần đường hoặc không đi đúng làn đường, có hành vi điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa phần đường xe chạy, có hành vi điều khiển xe đi trên hè phố trái quy định pháp luật;
– Tránh xe đi ngược chiều trái quy định của pháp luật, không có hành vi nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường dốc hoặc đường hẹp hoặc nơi có chướng ngại vật;
– Không nhường đường hoặc gây cản trở cho các phương tiện có quyền ưu tiên trong quá trình phát tín hiệu đi làm nhiệm vụ, có hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 10km/h đến 20km/h.
Như vậy có thể nói, hành vi vượt xe nhưng không có tín hiệu báo trước đối với phương tiện và xe ô tô sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
Thứ hai, mức xử phạt đối với hành vi vượt xe nhưng không phát tín hiệu báo trước đối với phương tiện là xe máy căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với những đối tượng điều khiển xe máy thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Không chấp hành hiệu lệnh và không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường trái quy định pháp luật;
– Không có báo hiệu xin vượt trước khi xin vượt trái quy định của pháp luật;
– Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe khác hoặc không giữ được cử ly tối thiểu giữa hai xe trong quá trình lưu thông;
– Chuyển hướng không nhường đường cho người đi bộ, không nhường đường cho xe lăn của người khuyết tật tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, các phương tiện thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ.
Như vậy có thể nói, hành vi vượt xe nhưng không có tín hiệu báo trước đối với xe máy sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vượt xe nhưng không có tín hiệu báo trước:
Ngoài việc bị phạt tiền theo như phân tích nêu trên, căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), các đối tượng có hành vi vượt xe nhưng không phát tín hiệu báo trước còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau:
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP;
– Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy, hành vi vượt xe nhưng không phát tín hiệu báo trước có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng theo như phân tích nêu trên.
3. Thủ tục xử phạt hành vi vượt xe nhưng không có tín hiệu báo trước:
Bước 1: Người có thẩm quyền lập biên bản theo quy định của pháp luật. Sau khi lập xong biên bản xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ ra một bản cho cá nhân vi phạm hành chính. Trong trường hợp cá nhân vi phạm được xác định là đối tượng chưa thành niên thì biên bản đó sẽ được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. Đối với trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật thì biên bản sẽ phải được chuyển ngay cho người có đủ thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính.
Bước 2: Xác minh tình tiết. Sau đó tiến hành hoạt động định giá giá trị tang vật vi phạm. Định giá tang vật vi phạm được xác định là căn cứ để xác định thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên cần phải nắm được thời gian tạm giữ tang vật để xác định giá trị của tang vật đó là không được vượt quá 24.00 được tính kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ tang vật. Trong trường hợp xét thấy cần thiết thì thôi hạn có thể kéo dài thêm tuy nhiên tối đa không được vượt quá 24.00 tiếp theo.
Bước 3: Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu các đối tượng vi phạm là phạt theo quy định của pháp luật. Các chủ thể có hành vi vi phạm giao thông sẽ nộp phạt tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo nhiều hình thức khác nhau, có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.