Hành vi chăng dây thừng ngang qua dường được đánh giá là hành vi cản trở giao thông và việc làm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông. Vậy xử phạt khi chăng dây thừng ngang qua đường gây tai nạn được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Xử phạt khi chăng dây thừng ngang qua đường gây tai nạn:
- 2 2. Chăng dây thừng ngang qua đường gây hưởng đến sức khỏe của người bị nạn thì phải bồi thường những gì?
- 3 3. Hành vi chăng dây thừng gây tai nạn làm ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe của người khác thì thời hạn thực hiện bồi thường là bao lâu?
1. Xử phạt khi chăng dây thừng ngang qua đường gây tai nạn:
Căn cứ tại Khoản 10, khoản 11, khoản 12 Điều 11
– Cố tình thực hiện hành vi ném đinh, dải đinh hoặc để cho các vật sắc nặng khác tràn ra đường bộ hoặc để cho dầu nhờn, các chất gây trơn khác tràn trên đường bộ; cá nhân của hành vi chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường và hành vi này được đánh giá là gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông;
– Hành vi vi phạm về quy tắc giao thông dẫn đến xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn hoặc người gây tai nạn;
– Khi xảy ra tình trạng tai nạn giao thông mà lợi dụng việc này để hành hung, đe dọa, xúi giục thậm chí là gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông của cơ quan cá nhân có thẩm quyền;
– Cá nhân không chỉ bị phạt tiền khi thực hiện hành vi quy định tại Khoản 10 của Điều này nếu là người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe với thời gian là từ 1tháng đến 3 tháng;
– Bên cạnh đó cá nhân, tổ chức khi thực hiện nền vi vi phạm có thể sẽ bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như:
+ Nếu cá nhân thực hiện hành vi vi phạm khoản 4 của Điều 12 buộc phải phá dỡ các vật che khuất biển báo, hiệu đường bộ hoặc đèn sử dụng làm tín hiệu giao thông;
+ Còn trong trường hợp thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a Khoản 10 Điều này thì buộc phải thu dọn đinh và sắc nhọn hoặc các loại dây các vật cản khác và phải khuất phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do cá nhân tự ý thực hiện hành vi vi phạm;
Trong trường hợp cá nhân thực hiện việc chăng dây thừng ngang qua đường gây tai nạn mà dẫn đến có chết người, người bị nạn bị thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của cá nhân với tỷ lệ tổn thương từ 61% trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến tội cản trở giao thông đường bộ được quy định tại Điều 261 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017.
Với quy định nêu trên việc cá nhân thực hiện chăng dây thừng qua đường gây tai nạn cho người tham gia giao thông có thể bị phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng đồng thời sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời gian từ 1 tháng đến 3 tháng và phải thu dọn dây thừng này lại để tránh tình trạng xảy ra tai nạn cho những người tham gia giao thông tiếp theo. Tùy mức độ, hành vi vi phạm cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù tối đa là 10 năm.
2. Chăng dây thừng ngang qua đường gây hưởng đến sức khỏe của người bị nạn thì phải bồi thường những gì?
Khi cá nhân tham gia giao thông thì luôn tồn tại những rủi ro nhất định nhưng vì hành vi thất trách của người chăng dây thừng ngang qua đường mà gây nên hậu quả thiệt hại sức khỏe, tính mạng tài sản sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Căn cứ khoản 1 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015
– Đối với trường hợp khi xảy ra tai nạn mà xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe của người bị nạn thì cá nhân thực hiện việc chăn dê thường ngang qua đường phải chịu trách nhiệm trong việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe của người này bị xâm phạm hiện nay thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm các khoản chi phí sau:
+ Nếu cá nhân này phải thực hiện việc cứu chữa bồi dưỡng phục hồi sức khỏe tại các cơ sở y tế thì cũng phải hỗ trợ chi phí hợp lý cho quá trình này Đồng thời trong việc chức năng bị mất bị giảm sút của người bị thiệt hại thì cá nhân cũng phải chịu trách nhiệm trong vấn đề này thông qua việc bồi thường vật chất;
+ Nguồn thu nhập thực tế mà cá nhân bị nạn bị ảnh hưởng bị mất hoặc bị giảm sút hoặc nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định không thể xác định được thì sẽ căn cứ theo mức thu nhập trung bình của người lao động cùng loại;
– Trong trường hợp người bị nạn mà tỷ trong trường hợp người bị nạn mà tổn thương cơ thể phải có người hỗ trợ chăm sóc thì cá nhân có hành vi vi phạm phải bỏ ra khoản chi phí hợp lý bù đắp phần thu nhập thực tế bị mất của người Chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; trường hợp người bị thiệt hại gây mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì sẽ bao gồm cả chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại; Chắc con phải chịu trách nhiệm trong các thiệt hại khác do luật quy định
– Người gây thiệt hại còn có trách nhiệm trong việc bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe mà nạn nhân bị xâm phạm. Theo ghi nhận tại khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân có hành vi vi phạm phải bù đắp tổn thất về tinh thần cho sức khỏe bị xâm phạm với mức bù đắp được quy định như sau:
Người chịu trách nhiệm bồi thường không chịu phải thực hiện các khoản tiền đã được trình bày bởi nội dung trên mà còn phải chịu trách nhiệm bồi thường bù đắp về tinh thần với mức không quá 50 lần mức lương cơ sở cho nhà nước đã quy định. Về mức bù đắp tổn thất tinh thần cá nhân hoàn toàn có quyền thỏa thuận với nhau cũng như về hình thức trả cũng được tự ý thương lượng thỏa thuận với nhau. Hiện nay theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở đã được tăng lên là 1,8 triệu đồng chính vì vậy mức bù đắp tổn thất về tinh thần ra sức khỏe xâm phạm cũng sẽ được tăng lên so với trước đây. Nếu cá nhân không thể thỏa thuận được với mức bồi thường thì mức tối đa trong một người có sức khỏe bị xâm phạm là không quá 90 triệu đồng.
3. Hành vi chăng dây thừng gây tai nạn làm ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe của người khác thì thời hạn thực hiện bồi thường là bao lâu?
Hiện nay thời hạn bồi thường thiệt hại do tính mạng sức khỏe bị xâm phạm được quy định cụ thể tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 được thể hiện với các nội dung sau:
– Sau khi xảy ra tai nạn mà người bị thiệt hại không còn khả năng lao động nữa thì người bị thiệt hại sẽ được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết trừ trường hợp có thảo thuận khác;
– Đối với trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người người bị thiệt hại tính mạng có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống thì sẽ được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm đến chết trong thời hạn sau đây:
+ Đối với người chưa thành niên và người đã thành thai là được xác định là con của người chết và còn sống sau khi đã được sinh ra thì cá nhân này sẽ được hưởng tiền trợ cấp cho đến khi đủ 18 tuổi trừ trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
+ Cá nhân được xác định là con của người đã chết không có khả năng lao động mặc dù đã thành niên sẽ được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết;
Lưu ý: Đối với con đã thành thai của người chết thì tiền cấp dưỡng sẽ được tính từ thời điểm người này được sinh ra và còn sống.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.