Thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi cần phải đáp ứng được điều kiện nhất định, trong quá trình đăng ký nghiêm cấm hành vi có yếu tố gian dối. Vậy hành vi khai sai sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt khi khai sai sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi:
Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, yêu cầu các đối tượng thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi phải khai đúng sự thật và không có yếu tố gian dối. Mọi hành vi khai gian để được đăng ký nuôi con nuôi đều bị coi là hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 của
Thứ nhất, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Khai không đúng sự thật để tiến hành hoạt động đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Có thái độ phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi trái quy định của pháp luật;
– Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình về vấn đề phát triển của con nuôi trong nước;
– Tẩy xóa hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung trong các loại giấy tờ văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để thực hiện thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.
Thứ hai, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật về lĩnh vực dân số;
– Lợi dụng việc làm con nuôi của các đối tượng được xác định là thương binh hoặc người có công với cách mạng, những đối tượng được xác định là người thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số đều được hưởng các chế độ chính sách yêu đãi của nhà nước đối với những đối tượng này.
Thứ ba, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Mua chuộc hoặc ép buộc, có hành vi đe dọa hoặc thực hiện các hành vi vi phạm quy định của pháp luật khác để được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;
– Lợi dụng việc cho hoặc nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi cá nhân trái quy định của pháp luật;
– Lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi nhằm mục đích bóc lột sức lao động của người con nuôi đó trái quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy có thể nói, hành vi khai sai sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo như phân tích nêu trên sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc khác nhau. Tuy nhiên cần phải lưu ý, mức phạt này sẽ được áp dụng đối với những đối tượng được xác định là cá nhân vi phạm, mức phạt đối với tổ chức vi phạm có cùng hành vi sẽ được xác định là gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, tức là sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng vào từng mức độ nghiêm trọng của vụ việc khác nhau.
2. Quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi:
Để được nhận nuôi con nuôi thì cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi. Theo đó thì người nhận nuôi con nuôi cần phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau đây:
– Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
– Người nhận nuôi con nuôi phải hơn con nuôi từ đủ 20 tuổi trở lên;
– Người nhận nuôi con nuôi phải đắp ứng được đầy đủ điều kiện về sức khỏe và kinh tế, người nhận nuôi con nuôi phải có chỗ ở đảm bảo để phục vụ cho quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục con nuôi một cách tốt nhất;
– Phải có tư cách đạo đức tốt phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định cụ thể về những trường hợp không được phép nhận nuôi con nuôi do bị hạn chế một số quyền nhất định. Cũng căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 có thể kể đến những đối tượng sau đây sẽ không được nhận nuôi con nuôi cụ thể như sau:
– Những đối tượng được xác định là người đang bị hạn chế một số quyền của cha mẹ đối với những đối tượng là con chưa thành niên;
– Những đối tượng được xác định là người đang chấp hành bản án hoặc chấp hành quyết định xử lý hành chính tại các cơ sở giáo dục và các cơ sở chữa bệnh bắt buộc bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Những đối tượng đang chấp hành hình phạt tù theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
– Những đối tượng được xác định là người chưa được xóa án tích theo quy định của pháp luật về một trong những tội phạm cố ý xâm phạm đến tính mạng sức khỏe, xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác, tội phạm liên quan đến hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà cha mẹ, ngược đãi hoặc hành hạ vợ chồng, con cháu, hoặc thậm chí là những người có công nuôi dưỡng mình, có hành vi dụ dỗ hoặc ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật, có hành vi mua bán hoặc đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trái quy định của pháp luật.
Như vậy thì có thể nói, người có nguyện vọng nhận nuôi con nuôi cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên thì mới có thể tiến hành hoạt động làm hồ sơ nhận nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi:
Trình tự và thủ tục đăng ký được nhận nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Người có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Luật nuôi con nuôi năm 2010. Theo đó thì thành phần hồ sơ sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản như: Đơn xin nhận nuôi con nuôi theo mẫu do pháp luật quy định, giấy tờ tùy thân của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận nuôi con nuôi, phiếu lý lịch tư pháp của người nhận nuôi con nuôi, văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân của người nhận nuôi con nuôi … và các loại giấy tờ cơ bản khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nêu trên thì người có nhu cầu đăng ký nhận nuôi con nuôi sẽ thực hiện hoạt động đăng ký nhận nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người nhận nuôi con nuôi sẽ phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận nuôi con nuôi đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật. Có thể nộp hồ sơ thông qua nhiều hình thức khác nhau, nộp trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành hoạt động kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người có liên quan. Tức là Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành việc lấy ý kiến của những người liên quan theo quy định của pháp luật về việc nhận nuôi con nuôi. Việc làm ý kiến phải được lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người được lấy ý kiến đó.
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật cho người nộp hồ sơ. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét thấy người nhận nuôi con nuôi và người được giới thiệu làm con buồn đắp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi cho người nộp hồ sơ. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi sẽ được trả cho người nộp hồ sơ phù hợp với thời gian được ghi trên phiếu hẹn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Nuôi con nuôi năm 2010;
– Nghị định số 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.