Với thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển, hành vi trao đổi, tiết lộ trái phép thông tin khách hàng tại các tổ chức tín dụng diễn ra vô cùng phổ biến. Vậy nhân viên ngân hàng có hành vi để lộ thông tin khách hàng sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt nhân viên ngân hàng để lộ thông tin khách hàng:
Trong lĩnh vực ngân hàng, hành vi để lộ thông tin khách hàng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Theo quy định hiện nay, thông tin khách hàng bao gồm nhiều nội dung như thông tin khách hàng của các tổ chức tín dụng và thông tin khách hàng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tin khách hàng là khái niệm để chỉ loại thông tin do khách hàng cung cấp và bao gồm cả các thông tin phát sinh trong quá trình khách hàng đề nghị tổ chức tín dụng hoặc được các tổ chức tín dụng hoặc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng các nghiệp vụ ngân hàng, cung ứng và sử dụng sản phẩm dịch vụ trong hoạt động được phép theo quy định của pháp luật. Thông tin khách hàng bao gồm thông tin định danh của khách hàng, có thể kể đến một số thông tin cơ bản sau:
– Thông tin về tài khoản;
– Thông tin về tiền gửi ngân hàng;
– Thông tin về tài sản gửi tại ngân hàng;
– Thông tin về các giao dịch tại ngân hàng;
– Thông tin về tổ chức và cá nhân được xác định là bên bảo đảm tại các tổ chức tín dụng hoặc tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
– Và các thông tin có liên quan khác theo quy định của pháp luật.
Thông tin khách hàng là một trong những vấn đề được khách hàng đặc biệt quan tâm khi cung cấp cho các tổ chức tín dụng và ngân hàng. Không có bất cứ một khách hàng nào đồng ý hoặc mong muốn việc ngân hàng tiết lộ thông tin cá nhân của mình ra bên ngoài vì trong nhiều trường hợp vấn đề này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và danh dự nhân phẩm của khách hàng đó. Như vậy tất cả các thông tin liên quan đến thông tin khách hàng hay lịch sử hoạt động của khách hàng tại các tổ chức tín dụng và ngân hàng đều được coi là thông tin của khách hàng và cần phải được. như vậy tất cả các thông tin liên quan đến thông tin khách hàng hay lịch sử hoạt động của khách hàng tại các tổ chức tín dụng và ngân hàng đều được coi là thông tin của khách hàng và cần phải được bảo mật. Bảo mật thông tin khách hàng cũng là một trong những nghĩa vụ mà ngân hàng và nhân viên ngân hàng phải thực hiện một cách đầy đủ. Hành vi tiết lộ thông tin khách hàng của nhân viên ngân hàng là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt theo các điều luật tương ứng. Căn cứ theo quy định tại Điều 47 của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (sau được sửa đổi tại Nghị định số 143/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng), nhân viên ngân hàng có hành vi để lộ thông tin khách hàng sẽ bị phạt tiền với mức phạt cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Báo cáo không trung thực, không đảm bảo tính vô tư và khách quan;
– Cung cấp những thông tin có liên quan đến hoạt động của ngân hàng nhà nước, các thông tin liên quan đến tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thông tin của khách hàng tại các tổ chức tín dụng hoặc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đúng quy định của pháp luật;
– Hành vi không cung cấp thông tin hoặc không cung cấp hồ sơ tài liệu theo quy định của pháp luật;
– Tiết lộ hoặc sử dụng thông tin khách hàng của các tổ chức tín dụng hoặc của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đúng mục đích và không được sự đồng ý của khách hàng trái quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, nếu như nhân viên ngân hàng có hành vi làm lộ thông tin khách hàng trái quy định của pháp luật thì hoàn toàn có thể bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Ngoài ra nhân viên có hành vi để lộ thông tin khách hàng tại ngân hàng nếu gây ra thiệt hại trên thực tế thì quan phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vì vậy, cần phải tuyệt đối lưu ý vấn đề này để tránh những hậu quả và rủi ro không mong muốn.
2. Nhân viên ngân hàng có được quyền để lộ thông tin khách hàng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 117/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau được sửa đổi tại Nghị định số 143/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng), có quy định về nguyên tắc giữ bí mật và cung cấp thông tin khách hàng. Theo đó thì có thể kể đến một số nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng cụ thể như sau:
– Thông tin khách hàng của các tổ chức tín dụng hoặc của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giữ bí mật một cách tuyệt đối, và chỉ được cung cấp theo quy định của luật về tổ chức tín dụng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ không được phép cung cấp thông tin xác thực của khách hàng khi tiến hành hoạt động truy cập vào các trang dịch vụ ngân hàng bao gồm mã khóa bí mật, các thông tin liên quan đến dữ liệu sinh trắc học, thông tin liên quan đến mật khẩu truy cập của khách hàng khi không được sự đồng ý của họ, thông tin xác thực khách hàng khác cho bất kỳ cơ quan hoặc cá nhân nào trái quy định của pháp luật, trừ trường hợp được sự đồng ý của khách hàng bằng văn bản hoặc bằng các hình thức khác theo thỏa thuận với chính khách hàng đó;
– Cơ quan nhà nước và các cá nhân khác trong xã hội chỉ được yêu cầu tổ chức tín dụng và yêu cầu các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành hoạt động cung cấp thông tin khách hàng theo đúng mục đích, theo đúng nội dung và phạm vi, phù hợp với thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc khi được sự chấp thuận của khách hàng đó, những người yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng phải chịu toàn bộ trách nhiệm về việc yêu cầu cung cấp thông tin đó nếu như có thiệt hại xảy ra;
– Cơ quan nhà nước và các tổ chức cá nhân khác trong xã hội phải giữ bí mật thông tin khách hàng, phải có nghĩa vụ sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích khi tiến hành hoạt động yêu cầu cung cấp thông tin, và không được cung cấp cho bên thứ ba khi không được sự đồng ý của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật;
– Các cơ quan tổ chức và cá nhân cần phải tiến hành hoạt động lưu trữ và bảo quản theo đúng quy định của pháp luật về lưu trữ hồ sơ tài liệu đối với thông tin của khách hàng, hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng và việc giao nhận thông tin khách hàng cũng cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 117/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau được sửa đổi tại Nghị định số 143/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng), có quy định về những trường hợp được phép tiến hành hoạt động cung cấp thông tin khách hàng. Theo đó thì các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phép cung cấp thông tin khách hàng cho các tổ chức và cá nhân khác trong xã hội khi thuộc một trong những trường hợp cơ bản sau đây:
– Các tổ chức và cá nhân có quyền tôi còn tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin khách hàng theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
– Có sự chấp nhận và đồng ý của khách hàng được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng các hình thức khác theo sự thỏa thuận với khách hàng;
– Các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng sẽ phải có trách nhiệm cung cấp thông tin khách hàng cho chính khách hàng đó hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng đó khi có yêu cầu.
Như vậy có thể nói, bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng được xem là điều vô cùng quan trọng cần phải thực hiện và tuân thủ. Thành đi để lộ thông tin khách hàng được coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo như phân tích nêu trên, thậm chí là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Nhân viên ngân hàng chỉ được phép cung cấp thông tin khách hàng cho chính khách hàng của mình hoặc phải có sự chấp thuận của khách hàng đó được thể hiện bằng văn bản. Nếu như không thuộc những trường hợp nêu trên thì sẽ không được phép làm lộ thông tin khách hàng dưới bất kỳ hình thức nào.
3. Trách nhiệm bồi thường của nhân viên ngân hàng để lộ thông tin khách hàng:
Ngân hàng hoặc nhân viên ngân hàng sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng khi có hành vi để lộ thông tin khách hàng gây thiệt hại đến khách hàng đó, và khách hàng có yêu cầu bồi thường. Trách nhiệm bồi thường của nhân viên ngân hàng trong trường hợp này được quy định cụ thể tại Điều 597 của Bộ luật dân sự năm 2015, việc bồi thường sẽ được dựa trên các căn cứ như sau:
– Có thiệt hại thực tế xảy ra;
– Có hành vi vi phạm quy định của pháp luật;
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại.
Như vậy có thể nói, nhân viên ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì cần phải xem xét đến quy chế nội bộ của ngân hàng và các thỏa thuận cụ thể giữa ngân hàng với khách hàng có liên quan đến trách nhiệm bảo mật thông tin và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của ngân hàng trong trường hợp làm lộ thông tin khách hàng. Ngân hàng cũng có quyền yêu cầu nhân viên ngân hàng bồi hoàn lại khoản tiền mà ngân hàng đã bỏ ra để chịu thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong trường hợp xét thấy lỗi thuộc về nhân viên ngân hàng đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật các tổ chức tín dụng 2010;
– Nghị định số 117/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
– Nghị định số 143/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;
– Nghị định số 88/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.