Mâu thuẫn trong gia đình nhiều khi không thể tránh khỏi nhưng tranh cãi nội bộ cũng không được có hành vi xâm phạm trật tự công cộng hoặc vi phạm sự yên tĩnh chung. Vậy gia đình cãi vã, chửi bới lẫn nhau có bị xử phạt không?
Mục lục bài viết
1. Gia đình cãi vã, chửi bới lẫn nhau có bị xử phạt không?
Xung đột trong gia đình có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến quan điểm sống, thiếu trách nhiệm hoặc không chung thủy của một trong các bên,… Tuy nhiên dù bắt nguồn từ nhiều vấn đề khác nhau thì việc cãi vã xung đột giữa các thành viên trong gia đình mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người xung quanh thì hoàn toàn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì gia đình có hành vi cãi vã chửi bới lẫn nhau có thể bị xử phạt vi phạm quy định liên quan đến trật tự công cộng, theo đó:
– Phạt tiền được áp dụng đối với trường hợp gia đình cãi vã chửi bới lẫn nhau 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các trường hợp như sau:
+ Có hoạt động gây mất trật tự công cộng ở những nơi biểu diễn nghệ thuật, các địa điểm được sử dụng tổ chức hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại hoặc được đặt làm trụ sở cơ quan, tổ chức; nơi sinh sống của khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điểm b khoản 5 của Điều 7 Nghị định này;
+ Các gia đình khi nuôi các loài động vật nhưng thực hiện việc thả rông trong các khu đô thị hoặc nơi công cộng gây nguy hiểm cho những người xung quanh, một số trường hợp còn làm mất mỹ quan đô thị;
+ Có hành vi đặt vật nuôi hoặc cây trồng các vật khác lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè hoặc những khu vực là vườn hoa, sân chơi, đô thị ,nơi sinh hoạt chung được xây dựng lên để phục vụ cho khu dân cư khu đô thị;
+ Xét đến trường hợp sức khỏe của người khác bị tổn hại do hành động vô ý gây thương tích, gây tổn hại nhưng về mức độ thì chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Có hành động vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ; + Nếu thực hiện hoạt động chăn thả gia súc, gia cầm trong chung cư.
Như vậ với quy định nêu trên các thành viên trong gia đình có sự cãi vã chửi bới lẫn nhau được đánh giá là gây mất trật tự công cộng ở những khu vực tập trung nhiều người dân hoặc ở những nơi công cộng thì hoàn toàn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến vi phạm quy định trật tự công cộng;
– Bên cạnh đó, tại Điều 8 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng đã quy định những trường hợp vi phạm về bảo đảm sự yên tĩnh chung. Theo đó, nếu cá nhân thực hiện một trong các hành vi dưới đây sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng:
+ Trong quá trình sinh sống, nếu các thành viên trong gia đình gây tiếng động lớn làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư nơi công cộng mà diễn ra việc này là từ 22:00 ngày hôm trước đến 6:00 sáng ngày hôm sau thì các cá nhân đang vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung đã được pháp luật quy định rõ;
+ Tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, nơi tổ chức đào tạo dạy học hoặc ở những nơi khác theo quy định phải giữ yên tĩnh chung mà không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh;
+ Tổ chức bán hàng ăn uống giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành;
– Mức phạt tiền có thể lên tới 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi sử dụng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn và các phương tiện khác gây ồn ào cổ động ở nơi công cộng mà chưa có sự xin phép và được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền.
– Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền tối đa lên đến 1 triệu đồng cá nhân có thể bị áp dụng xử phạt bổ sung trong một số trường hợp được quy định tại khoản 2 của Điều 8 Nghị định này đó là tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính.
Như vậy gia đình có sự cãi vã chửi bới nhau thông thường nó là những mâu thuẫn nội bộ tuy nhiên nếu vấn đề tranh chấp hoặc cãi vã này ảnh hưởng đến đời sống của những người xung quanh thì hoàn toàn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tùy thuộc vào mức độ hành vi vi phạm.
2. Trong quá trình cãi vã có hành vi xúc phạm danh dự người thân thì có bị xử phạt không?
– Khi xảy ra mâu thuẫn mà các cá nhân là thành viên trong gia đình sử dụng các từ ngữ hoặc hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, theo đó nếu có hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự nhân phẩm của thành viên sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng;
– Mức phạt tiền có thể lên tới từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng nếu có hành vi dưới đây:
+ Cố tình tiết lộ hoặc phát tán các nguồn tư liệu tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình vào mục đích chính để xúc phạm danh dự nhân phẩm của người này;
+ Vì mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình mà bất chấp sử dụng các hình thức, đặc biệt là sử dụng các phương tiện thông tin để lan truyền các thông tin gây xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Thực hiện phổ biến, phát tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm của thành viên trong gia đình;
– Khi thực hiện hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của thành viên trong gia đình có thể sẽ phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả theo đó:
+ Phải có trách nhiệm xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 khoản 2 của Điều 54 Nghị định này;
+ Trong trường hợp sử dụng các tư liệu hoặc sử dụng các phương tiện thông tin đưa các thông tin sai sự thật nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm thì sẽ buộc phải thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viế,t hình ảnh đó đối với hành vi vi phạm.
Với quy định nêu trên tùy thuộc vào mức độ tính chất hành vi chửi bới các thành viên trong gia đình có thể bị áp dụng mức xử phạt tiền lên đến 10 triệu đồng, một số trường hợp nhất định cũng sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả để khắc phục hành vi vi phạm của mình.
Lưu ý rằng: đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Bạn đã gửi Đối với hành vi chửi bới người trong gia đình được đánh giá là có mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm của cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 vì tội làm nhục người khác. Theo đó cá nhân có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.
3. Cách thức giải quyết khi thấy gia đình gây mất trật tự tại khu dân cư:
Một gia đình thường xuyên diễn ra cãi vã, chửi bới lẫn nhau gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của các hộ dân xung quanh thì một trong các hộ dân hoặc tất cả hộ dân có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đứng ra giải quyết định kịp thời chấm dứt tình trạng này. Cá nhân cần có đầy đủ chứng cứ chứng minh thể hiện việc gửi trạng cãi vã chửi bới diễn ra vô cùng nghiêm trọng và diễn ra thường xuyên. Theo đó, có thể tiến hành chuẩn bị hồ sơ như sau để gửi lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
– Chuẩn bị hồ sơ:
+ Cá nhân bị ảnh hưởng quyền lợi làm đơn tố cáo trình bày đầy đủ thông tin của sự việc;
+ Thông tin liên quan đến nhân thân như Căn cước công dân (bản sao);
+ Cung cấp thêm những bằng chứng chứng minh kèm theo như: văn bản có chữ ký và xác nhận của những người làm chứng; ghi âm, ghi hình,…
– Nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền:
Cá nhân có thể làm đơn khiếu nại tới tổ trưởng khu phố, công an khu vực hoặc trình bày vấn đề lên Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đang cư trú của mình để được giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.