Hành vi áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây ra nhiều thiệt hại cho khách hàng. Đây cũng là một trong những hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về cạnh tranh và thống lĩnh thị trường. Vậy hành vi này có bị xử phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Áp đặt giá bán hàng hóa bất hợp lý có bị xử phạt không?
Hành vi áp đặt giá hàng hóa bất hợp lý được coi là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong pháp luật về cạnh tranh. Thị trường cạnh tranh hiện nay đang được đề cao, trong đó có giá cả là một vấn đề được người tiêu dùng vô cùng quan tâm. Tuy nhiên nhiều chủ thể vẫn đang có hành vi áp đặt giá bán hàng một cách vô cùng bất hợp lý gây bức xúc trong dư luận. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Áp đặt giá bán hàng hóa bất hợp lý có bị xử phạt hay? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp
Thứ nhất, các đối tượng được xác định là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp được thành lập hợp pháp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến khả năng loại bỏ đối thủ hoặc có khả năng dẫn đến hiện tượng loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
– Áp đặt giá mua hoặc áp đặt giá bán hàng hóa/dịch vụ một cách bất hợp lý trên thị trường, hoặc có hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra thiệt hại cho khách hàng và có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng trên thực tế;
– Hạn chế sản xuất và phân phối hàng hóa/dịch vụ trên thị trường, có hành vi giới hạn thị trường, cản cho sự phát triển kỹ thuật công nghệ gây ra thiệt hại cho khách hàng hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
– Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự ngăn cản các doanh nghiệp khác mở rộng thị trường hoặc có khả năng dẫn đến hiện tượng ngăn cản các doanh nghiệp khác tham gia và mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường;
– Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong vấn đề ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, ký kết hợp đồng mua bán dịch vụ theo yêu cầu, hoặc yêu cầu các doanh nghiệp và các khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không có mối quan hệ liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến hiện tượng ngăn cản các doanh nghiệp khác và các chủ thể khác tham gia mở rộng thị trường hoặc loại bỏ trực tiếp các doanh nghiệp đó ra khỏi thị trường;
– Ngăn cản được tham gia hoặc ngăn cản việc mở rộng thị trường của các doanh nghiệp trái quy định của pháp luật;
– Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của pháp luật khác.
Thứ hai, các chủ thể được xác định là doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Có hành vi áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng trái quy định của pháp luật;
– Lợi dụng vị trí độc quyền để tiến hành hoạt động đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết trước đó mà không có lý do chính đáng;
– Lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Như vậy có thể nói, hành vi áp đặt giá bán hàng hóa bất hợp lý là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền. Vì vậy doanh nghiệp nào có vị trí độc quyền thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi áp đặt giá bán hàng hóa bất hợp lý cho khách hàng thì sẽ bị coi là vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt theo các điều luật có liên quan.
2. Mức xử phạt đối với hành vi áp đặt giá bán hàng hóa bất hợp lý:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định số 75/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường cạnh tranh. Theo đó thì mức xử phạt đối với hành vi áp dụng giá bán hàng hóa bất hợp lý được quy định cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 1% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề năm trước khi thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc các doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Có hành vi bán hàng hóa, hoặc cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
– Áp đặt giá mua hoặc áp đặt giá bán hàng hóa/dịch vụ bất hợp lý, có hành vi ấn định lại giá bán tối thiểu gây ra thiệt hại cho khách hàng hoặc có khả năng gây thiệt hại cho khách hàng;
– Hạn chế sản xuất và phân phối hàng hóa dịch vụ trên thị trường, có hành vi giới hạn thị trường, cản cho sự phát triển kỹ thuật công nghệ gây ra thiệt hại cho khách hàng hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
– Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự ngăn cản các doanh nghiệp khác mở rộng thị trường hoặc có khả năng dẫn đến hiện tượng ngăn cản các doanh nghiệp khác tham gia và mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường;
– Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong vấn đề ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, ký kết hợp đồng mua bán dịch vụ theo yêu cầu, hoặc yêu cầu các doanh nghiệp và các khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không có mối quan hệ liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến hiện tượng ngăn cản các doanh nghiệp khác và các chủ thể khác tham gia mở rộng thị trường hoặc loại bỏ trực tiếp các doanh nghiệp đó ra khỏi thị trường;
– Ngăn cản được tham gia hoặc ngăn cản việc mở rộng thị trường của các doanh nghiệp trái quy định của pháp luật;
– Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của pháp luật khác.
Bên cạnh đó, hình thức xử phạt bổ sung có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ hành vi vi phạm pháp luật mà có, cụ thể trong trường hợp này là hành vi áp đặt giá bán hàng hóa bất hợp lý cho khách hàng.
Như vậy có thể nói, các doanh nghiệp có hành vi áp đặt giá bán hàng hóa bất hợp lý có thể phải chịu mức xử phạt theo như phân tích nêu trên.
3. Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp nào?
Pháp luật hiện nay có những quy định cụ thể về vấn đề kiểm soát sự hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực độc quyền nhà nước. Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của
– Quyết định giá mua hoặc quyết định giá bán hàng hóa dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;
– Quyết định số lượng, quyết định khối lượng, quyết định phạm vi hoạt động của hàng hóa dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;
– Định hướng và tổ chức các thị trường có liên quan đến quá trình phân phối hàng hóa dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước theo quy định của luật cạnh tranh và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Như vậy thì nhà nước sẽ tiến hành hoạt động kiểm soát doanh nghiệp trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp trên đây.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Cạnh tranh năm 2018;
– Nghị định số 75/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.