Trong thời gian gần đây, khi tham gia giao thông, đặc biệt là tại các ngã tư, chúng ta hoàn toàn dễ dàng bắt gặp vạch kẻ kiểu mắt võng màu vàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của loại vạch kẻ này. Vậy hành vi đi xe vào vạch kẻ mắt võng sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Mục lục bài viết
1. Đi xe vào vạch kẻ mắt võng bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về vạch kẻ mắt võng. Loại hình vạch kẻ mắt võng trên các đoạn đường giao thông có lẽ đã trở thành một trong những hình ảnh vô cùng quen thuộc trong quá trình lưu thông trên đường bộ, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu hết về vạch kẻ đường này, dẫn đến những hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ, vạch kẻ mắt võng được hiểu là khái niệm để chỉ loại hình vạch kẻ được sử dụng trong quá trình báo hiệu cho người điều khiển các phương tiện giao thông không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch kẻ mắt võng đó nhằm mục đích tránh tình trạng ùn tắc giao thông. Do vậy có thể nói, vạch kẻ mắt võng xuất hiện thì người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ sẽ không được dừng trong phần đường có vạch kẻ này. Hành vi dừng xe vào vạch kẻ mắt võng là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Pháp luật có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi dừng xe trong phần đường có vạch kẻ mắt võng. Tùy thuộc vào từng loại phương tiện khác nhau mà mức xử phạt cũng được quy định khác nhau.
Căn cứ theo quy định tại
Thứ nhất, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là người điều khiển phương tiện xe ô tô hoặc các loại xe khác tương tự xe ô tô vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), cụ thể như sau:
– Người điều khiển phương tiện giao thông không có hành vi chấp hành đầy đủ hiệu lệnh và chấp hành chỉ dẫn của các biển báo hiệu, có hành vi không chấp hành vạch kẻ đường theo quy định của pháp luật;
– Chuyển hướng không nhường đường cho các phương tiện khác, không nhường đường cho người đi bộ và xe lăn của những người được xác định là người khuyết tật theo quy định của pháp luật về quyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ;
– Trong quá trình dừng xe hoặc đỗ xe tuy nhiên không có tắt đèn tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết về quá trình dừng đỗ phương tiện đó;
– Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy, nhưng không thực hiện hoạt động đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm theo quy định của pháp luật nơi nguy hiểm đến các phương tiện lưu thông;
– Không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe được kéo hoặc phía sau xe được, có hành vi điều khiển xe kéo không có biển báo hiệu theo quy định của pháp luật;
– Bấm coi trọng các khu vực đô thị hoặc trong các khu vực đông dân cư trong khoảng thời gian từ 22.00 ngày hôm trước đến 05.00 sáng ngày hôm sau, trừ các loại xe ưu tiên đang trong quá trình đi làm nhiệm vụ và thực hiện chức năng theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, nếu như các phương tiện là xe ô tô và các loại xe khác tương tự xe ô tô có hành vi dừng xe trên phần đường có vạch kẻ mắt võng thì sẽ được xác định là hành vi không tuân thủ và không chấp hành vạch kẻ đường theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện trong trường hợp này sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
Thứ hai, mức xử phạt đối với người điều khiển hoặc người ngồi trên phương tiện được xác định là xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy khi có hành vi vi phạm quy tắc về an toàn giao thông đường bộ căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng). Theo đó thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật, trong đó có hành vi không chấp hành hiệu lệnh, không chấp hành chỉ dẫn của các biển báo hiệu và vạch kẻ đường theo quy định của pháp luật. Như vậy có thể nói, đối với các phương tiện là xe mô tô hoặc xe gắn máy có hành vi đi xe vào vạch kẻ mắt võng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi đi xe vào vạch kẻ mắt võng:
Ngoài việc bị phạt tiền theo như phân tích nêu trên, người điều khiển xe đi vào vạch kẻ mắt võng còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), cụ thể như sau:
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP;
– Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy, người có hành vi điều khiển xe đi vào vạch kẻ mắt võng còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 02 tháng đến 04 tháng theo như phân tích nêu trên.
3. Có được nộp phạt tại chỗ đối với hành vi đi xe vào vạch kẻ mắt võng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính không cần lập biên bản. Theo đó thì xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản chế được áp dụng trong trường hợp và cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng áp dụng đối với cá nhân vi phạm hoặc 500.000 đồng đối với các tổ chức vi phạm, và được chủ thể có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Mặt khác, căn cứ theo quy định tại Điều 69 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập thành biên bản. Theo đó thì quyết định xử phạt vi phạm hành chính không được lập thành biên bản sẽ phải được giao cho các cá nhân và tổ chức bị xử phạt. Trong trường hợp những đối tượng đó được xác định là người chưa thành niên thì quyết định xử phạt còn phải được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. Các cá nhân và tổ chức vi phạm quy định của pháp luật sẽ nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền. Người nộp và sẽ phải có trách nhiệm giao các loại chứng từ thu tiền cho các cá nhân và tổ chức vi phạm sau đó nộp khoản tiền phạt trực tiếp tại kho bạc nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của kho bạc nhà nước trong khoảng thời gian 02 ngày làm việc được tính kể từ ngày thu tiền. trong trường hợp các cá nhân và tổ chức không có khả năng nộp tiền tại chỗ thì sẽ nổ tại kho bạc nhà nước hoặc nộp trực tiếp tại tài khoản của kho bạc nhà nước phù hợp với thời gian được ghi trong quyết định xử phạt. Như vậy có thể nói, lỗi đi xe vào vạch kẻ mắt võng theo như phân tích nêu trên sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện ô tô hoặc từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện xe máy. Vì vậy trong trường hợp người điều khiển phương tiện bằng xe máy vi phạm với lỗi không tuân thủ và kẻ đường thì hoàn toàn sẽ được phép nộp phạt tại chỗ. Và khi bạn nộp phạt tại chỗ thì phía cảnh sát giao thông không lập biên bản vi phạm mà ra quyết định xử phạt hành chính.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.