Cá nhân có hành vi vi phạm hành chính để trốn tránh thực hiện trách nhiệm của mình mà lựa chọn đưa hối lộ để cá nhân có thẩm quyền làm hoặc không làm một số việc vì lợi ích của người vi phạm. Vậy đưa hối lộ Cảnh sát giao thông bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt vi phạm hành chính khi đưa hối lộ cho Cảnh sát giao thông:
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông nếu có hành vi vi phạm sẽ bị cá nhân có thẩm quyền lập biên bản và ra quyết định xử phạt theo đúng lỗi mà cá nhân này mắc phải. Hành vi người vi phạm giao thông đưa tiền cho Cảnh sát giao thông khi mắc lỗi có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự đã có đầy đủ yếu tố cấu thành tội đưa hối lộ.
Đối với mức xử phạt vi phạm hành chính thì hiện nay các cá nhân chủ động đưa tiền cho Cảnh sát giao thông khi mắc lỗi giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính thông qua các nội dung được thể hiện đã Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, như sau:
– Cá nhân là thực hiện hành vi môi giới, hỗ trợ, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm để trốn tránh việc thanh tra, kiểm soát, kiểm tra thuộc thẩm quyền của người thi hành công vụ thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 1 triệu đến 4 triệu đồng;
– Phạt vi phạm hành chính sẽ được tăng lên từ 4 triệu đến 6 triệu đồng nếu có một trong các hành vi dưới đây:
+ Thực hiện các hành động cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác nằm trong phạm vi thẩm quyền của người thi hành công vụ mà pháp luật đã quy định rõ;
+ Khi cá nhân có thẩm quyền giải quyết xử lý vi phạm hành chính mà người vi phạm có lời nói, hành động, đe dọa, mục đích là lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ;
+ Cá nhân có hành vi vi phạm không chỉ không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ mà còn có hành vi tổ chức, xúi giục, hết sức lôi kéo hoặc kích động người khác cũng thực hiện hành vi này;
– Khi thực hiện một trong các hành vi dưới đây thì mức phạt tiền sẽ tăng từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng:
+ Việc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ thể hiện bằng cách dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để chống đối người thi hành công vụ;
+ Hành vi vi phạm này còn gây nên thiệt hại về tài sản và phương tiện của cơ quan nhà nước của người thi hành công vụ khi thực hiện nhiệm vụ;
+ Để trốn tránh trách nhiệm bị xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân có hành vi vi phạm đưa tiền tài sản lợi ích và chất khác hoặc lợi ích khi vật chất để hối lộ cho người thi hành công vụ; Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính nêu trên thì cá nhân sẽ buộc phải xin lỗi công khai đối với trường hợp có lời nói hành động đe dọa lăng mạ, xúc phạm danh dự nhân phẩm cá nhân đang thi hành công vụ.
Với quy định nêu trên hành vi đưa tiền cho Cảnh sát giao thông nhằm trốn tránh hoặc không bị xử phạt vi phạm là hành vi bị nghiêm cấm; căn cứ vào mức độ vi phạm thì cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền tối đa lên đến 8 triệu đồng và phải buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 của Điều 21 Nghị định 144/2021NĐ-CP.
2. Đưa hối lộ Cảnh sát giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Đưa hối lộ là một trong những hành vi đã được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, hiện nay các nội dung xoay quanh vấn đề đưa hối lộ này được quy định tại Điều 316 của Bộ Luật Hình sự 2015, theo đó các nội dung được thể hiện như sau:
– Việc đưa hối lộ có thể được thực hiện trực tiếp hay qua trung gian. Người nào đưa trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một số việc với mục đích là theo yêu cầu của người đưa hối lộ hoặc vì lợi ích riêng của người được hối lộ thì có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng. Ngoài ra còn có thể phạt cảnh tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, nếu có hành vi:
+ Cá nhân có hành vi vi phạm đưa tiền tài sản lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng cho người có thẩm quyền đăng thi hành công vụ;
+ Vì mục đích riêng của mình cung cấp cho người đang thi hành công vụ lợi ích phi vật chất để người này làm hoặc không làm một số công việc xử lý vi phạm.
– Cá nhân có thể áp dụng mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
+ Hành động đưa hối lộ được đánh giá là có tổ chức và sử dụng những thủ đoạn xảo quyệt;
+ Không chỉ sử dụng tài sản riêng của cá nhân mà còn sử dụng tài sản của nhà nước để tiến hành đưa hối lộ;
+ Người được giao chức vụ, quyền hạn nhất định nhưng lại lợi dụng vấn đề này đã tiến hành hối lộ một cá nhân tổ chức khác;
+ Trước đây đã từng có hành vi vi phạm về vấn đề đưa hối lộ và hiện nay lại tiếp tục tái phạm một lần nữa, đây được đánh giá là phạm tội hai lần trở lên;
+ Đối với của khối lượng được xác định là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác mà theo đánh giá trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
– Căn cứ vào giá trị của tiền tài sản lợi ích và chất khác mà có trị giá 1 tỷ đồng trở lên thì mức phạt tù sẽ lên đến 12 năm đến 20 năm tù ;
Cá nhân có hành vi vi phạm có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng tùy tính chất mức độ hành vi vi phạm;
– Đặc biệt đối với trường hợp đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, cá nhân có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước cũng sẽ thuộc trường hợp được xử lý theo quy định tại điều này;
– Hành vi đưa hối lộ không bị ép buộc mà người đưa hối lộ đã chủ động thực hiện việc khai báo trước cơ quan có thẩm quyền trước khi bị phát giác thì có thể được cân nhắc để miễn trách nhiệm hình sự và có thể được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ cho cá nhân.
Như vậy, việc đưa hối lộ cho cảnh sát giao thông từ 2 triệu đồng trở lên thì người đưa sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ theo Điều 364 của Bộ luật hình sự năm 2015. Người đưa hối lộ có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng có thể bị phạt tù với mức tối đa là 20 năm.
3. Cảnh sát giao thông nhận tiền để bỏ qua vi phạm có bị xử lý không?
Hiện nay, tình trạng nhận hối lộ là một mặt trái mà nhà nước ta đang phải đối mặt và phải nghiêm túc kiểm tra giám sát đối với các hoạt động của tổ chức, cơ quan nhà nước. Nếu một cá nhân có hành vi nhận hối lộ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này bởi theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì các khung xử phạt sẽ được áp dụng đối với hành vi này:
– Cá nhân nào có chức vụ quyền hạn mà lợi dụng chức vụ quyền hạn này để trực tiếp hoặc qua trung gian nhận ,sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho bản thân của người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác. Với mục đích chính lợi dụng, chức vụ quyền hạn đó là làm hoặc không là một số công việc nhất định vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người tiêu hối lộ. Trường hợp này mức phạt tù sẽ từ 2 năm đến 7năm tù nếu thỏa mãn một trong các điều kiện dưới đây:
+ Khi bị phát hiện việc nhận hối lộ sau khi xác định tiền tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc trong trường hợp dưới 200 triệu đồng nhưng cá nhân nhận hối lộ đã từng xử lý kỷ luật về hành vi này đến nay vẫn còn vi phạm hoặc cá nhân này đã từng bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 của Chương tội phạm về chức vụ mà vẫn chưa được xóa án tích mà vẫn còn vi phạm;
Quy định về khung hình phạt của tội nhận hối lộ thì tùy thuộc vào mức độ gây thiệt hại tài sản giá trị khác nhau hoặc những tính chất hành vi khác nhau thì cá nhân nhận hối lộ có thể bị áp dụng mức phạt tù tối đa là 20 năm tù, chung thân hoặc thậm chí là tử hình.
Như vậy, trong trường hợp nếu người vi phạm đưa tiền dưới 2 triệu đồng thì Cảnh sát nhận tiền hối lộ chưa đủ yếu tố cấu thành tội nhận hối lộ và chưa thể xử lý hình sự. Trong trường hợp này thì sẽ tiến hành xử lý viên cảnh sát đó là kỷ luật và xử phạt hành chính.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.