Đặc điểm của bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật. Nguyên tắc hoạt động, ý nghĩa liên quan đến bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý của người khuyết tật.
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm của bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật:
Có thể thấy hoạt động bảo đảm quyền được TGPL của mọi người nói chung hay của NKT nói riêng có một số đặc điểm như:
– Bảo đảm quyền được TGPL được hiểu là một phần của chính sách xã hội mà Nhà nước có trách nhiệm thừa nhận và thi hành. Người được TGPL không phải trả mức chi phí cao hoặc thậm chí là hoàn toàn miễn phí để nhận được sự giúp đỡ về mặt pháp lý cho các sự kiện pháp lý xảy ra. Cho nên, TGPL vừa mang tính nhà nước, vừa mang tính xã hội cao cả và nhân đạo.
– Liên quan đến đối tượng thực hiện hoạt động bảo đảm quyền được TGPL theo cách quy định chặt chẽ về điều kiện, tiêu chuẩn hành nghề của các cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời cải thiện chất lượng của hoạt động. Bởi lẽ, thông qua việc phổ biến, thực hiện hoạt động này, mọi cá nhân, tổ chức sẽ được biết đến hoạt động TGPL và tích cực tham gia, đóng góp phát triển hệ thống này. Chính vì vậy, những quy định có tính chất ưu đãi hoặc chính sách phù hợp đối với các tổ chức xã hội, đặc biệt là các luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư được xem như nguồn động lực/chất xúc tác làm gia tăng hiệu quả cho vấn đề này.
– Hoạt động bảo đảm quyền được TGPL của NKT có mối quan hệ tương hỗ với các thiết chế pháp luật khác. Cùng với các phương thức như
2. Nguyên tắc hoạt động liên quan đến bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý của người khuyết tật:
Thông qua nhiều quy định trong các văn bản pháp lý có quy định liên quan đến bảo đảm quyền được TGPL nói chung hay của NKT nói riêng, có khuynh hướng mang tính khuyến cáo, hướng dẫn cho việc ban hành, áp dụng pháp luật cho các quốc gia trên thế giới hay trong một vùng lãnh thổ nhất định như “Bộ 10 nguyên tắc cơ bản về TGPL trong vụ việc dân sự hay các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư khi thực hiện TGPL của tổ chức Legal aid Reformer Network của Hiệp hội luật gia Mỹ (American Bar Assocition)”, “các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư được thông qua tại Đại hội lần thứ VIII của Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm và cải tạo phạm nhân Hanava, Cu Ba năm 1990”… dựa trên những nguyên tắc quan trọng sau:
– Nhà nước luôn luôn là đối tượng có trách nhiệm chính/tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp khi thực hiện và quản lý hoạt động TGPL: Mặc dù trên toàn thế giới cũng đánh giá cao, ưu tiên áp dụng xu hướng kêu gọi, vận động sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau trong một xã hội tiến hành TGPL đang diễn ra ở nhiều nơi và được các Nhà nước, tổ chức, nhà nghiên cứu…. Tuy nhiên, trong vấn đề này, Nhà nước vẫn là chủ thể có trách nhiệm chính cho hoạt động TGPL. Bởi lẽ, theo tính hành động, nhà nước có trách nhiệm/nghĩa vụ thụ động và chủ động, cụ thể như sau:
Đối với trách nhiệm/nghĩa vụ chủ động: các cơ quan Nhà nước tích cực thực hiện các hoạt động như xây dựng hệ thống pháp luật; thiết lập các phương tiện/công cụ để người yếu thế hưởng thụ quyền được TGPL của mình; đưa ra các định hướng hoặc giải pháp để nâng cao kiến thức cho người dân và cộng đồng về quyền được TGPL; trực tiếp thực hiện công việc TGPL đối với đối tượng hưởng thụ quyền….
Đối với trách nhiệm/nghĩa vụ gián tiếp: được hiểu là Nhà nước không can thiệp, không trực tiếp tác động thực hiện các công việc tuy nhiên Nhà nước phải ban hành/thực thi các chính sách phải đảm bảo sao cho người được TGPL được thụ hưởng quyền theo phương thức phù hợp nhất với tình hình xã hội của quốc gia đó.
– Mọi chủ thể đều được bình đẳng trong việc hưởng thụ quyền được TGPL mà không có bất cứ sự phân biệt nào. Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử là nguyên tắc then chốt của luật quốc tế nói chung, luật nhân quyền quốc tế nói riêng, được ghi nhận trong UDHR 1948. Nền tảng của nguyên tắc này chính là sự bình đẳng trong mọi vấn đề mà không có sự phân biệt do xuất thân, hoàn cảnh….
Cá nhân/tổ chức được trao quyền thực hiện TGPL cần được hoạt động độc lập, nỗ lực hết mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cũng giống như lý thuyết về tính độc lập của hệ thống tư pháp, “tính độc lập” trong việc TGPL là điều thực sự cần thiết bởi sẽ đảm bảo được “tính minh bạch, tự chịu trách nhiệm” của người thực hiện hoạt động và được thể hiện ở một số các phương diện như: được thực hiện tất cả các chức năng chuyên nghiệp, được tự do đi lại để tư vấn, thực hiện các công việc phục vụ cho việc TGPL hoặc được bảo mật các thông tin về vụ việc TGPL hay không bị đe dọa truy tố hay xử lý bằng các biện pháp trừng phạt cho những hành vi đã được quy định đối với người thực hiện TGPL…
– Hệ thống TGPL chỉ được giới hạn trong các trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật: TGPL là một hoạt động vừa mang tính xã hội, vừa mang tính chất nhân đạo, thể hiện trách nhiệm của nhà nước với xã hội. Nếu xét dưới góc độ vĩ mô, việc trì hoãn hoạt động TGPL chỉ được diễn ra khi quốc gia xảy ra tình trạng khẩn cấp” hoặc theo thủ tục mà pháp luật quốc gia quy định. Xét dưới góc độ vi mô, về mặt hình thức, vụ việc cụ thể được yêu cầu TGPL chỉ có thể bị từ chối nếu khi người yêu cầu không thuộc đối tượng được TGPL hoặc lĩnh vực của vụ việc không nằm trong danh mục TGPL hoặc có dấu hiệu vi phạm các điều kiện để được TGPL. Về mặt nội dung, việc từ chối TGPL phải được quy định rõ ràng trong luật pháp quốc gia về TGPL
– Chi phí cho việc thực hiện TGPL: Không thu lệ phí, thù lao từ người thụ hưởng quyền được TGPL. Tại Việt Nam, nguyên tắc đầu tiên của hoạt động TGPL đó là: “Không thu phí, lệ phí thù lao từ người được TGPL”. Đồng bộ với nguyên tắc trên, tại Điều 8
– Đạo đức thực hiện công việc: Người thực hiện hoạt động này phải luôn luôn trung thực, tận tâm thực hiện công việc và phải tôn trọng sự thật khách quan. Bởi lẽ, chủ thể thực hiện cho hoạt động bảo đảm quyền được TGPL là người hoạt động khoa học pháp lý chuyên nghiệp, ở vị trí người hướng dẫn pháp luật và bảo vệ công bằng, đạo lý cho người khác, luôn luôn lấy việc bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội làm mục tiêu cao quý. Trong khi thực hiện công việc, ngoài việc thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, giữ gìn phẩm chất và uy tín nghề nghiệp, chính bản thân họ phải luôn luôn rèn luyện đạo đức, trung thực trong công việc, không ngại khó, ngại khổ, không dồn trách nhiệm cho đồng nghiệp, cho người khác thể hiện tính độc lập, khách quan, thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống để xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội đối với luật sư và người hành nghề dịch vụ pháp lý.
– Hoạt động cung cấp dịch vụ TGPL: được người thực hiện TGPL tiến hành một cách miễn phí theo nhiều hình thức như tư vấn pháp luật; tham gia tố tụng/tranh tụng tại các phiên tòa; đại diện ngoài tố tụng; thực hiện các hình thức thực hiện TGPL khác.
Vấn đề khác cực kỳ quan trọng là phải luôn tôn trọng khả năng phát triển trong việc bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật và phát huy, giữ gìn bản sắc của mình.
3. Ý nghĩa của bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật:
3.1. Ý nghĩa xã hội, nhân văn:
– Bảo đảm quyền được TGPL của NKT thể hiện trách nhiệm cao của Nhà nước trong việc bảo đảm các quyền con người, trong đó có các quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền tiếp cận công lý theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt trong ICCPR, CRC, CEDAW…
– Pháp luật về bảo đảm quyền được TGPL với mục đích hướng đến là bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy sự tôn trọng đối với tư cách, phẩm giá vốn có của NKT cho nên quy định cụ thể, rõ ràng về người được TGPL, người thực hiện hoạt động này hay hình thức và phạm vi của hoạt động bảo đảm quyền được TGPL của NKT sẽ tránh được tình trạng dàn trải kéo theo tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Vì vậy, việc xác định hoạt động TGPL nào là trọng tâm, trọng điểm để phân biệt với các hoạt động pháp lý khác có liên quan nhằm đem đến sự tối ưu, thiết thực nhất cho xã hội, tránh gây ra tình trạng tiêu tốn, lãng phí nguồn lực của xã hội.
Trong một số trường hợp, thông qua hoạt động này, sẽ là nguồn thông tin thực tiễn để giúp chính quyền giải tỏa những vụ việc vướng mắc pháp luật, giải quyết những bất cập giữa chính quyền với dân trong đời sống hằng ngày tại địa phương, giữ gìn sự đoàn kết trong cộng đồng, giảm bớt các khiếu kiện vượt cấp, góp phần tạo niềm tin của nhân dân với chính quyền.
– Ngoài ra, chủ thể hưởng thụ quyền sẽ hiểu biết hơn về quyền và nghĩa vụ của mình trong một lĩnh vực pháp luật cụ thể khi có tranh chấp hoặc thực hiện được quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình, đồng thời góp phần nâng cao kiến thức pháp luật nói chung và giảm thiểu tối đa các xung đột quyền và lợi ích với chủ thể khác trong các mối quan hệ pháp luật.
3.2. Ý nghĩa kinh tế:
Thông qua hoạt động bảo đảm quyền được TGPL của NKT, chủ thể thực hiện hoạt động đem đến những thông tin pháp luật hữu ích, giải đáp những thắc mắc, giúp người thụ hưởng quyền hiểu hơn về các trình tự, thủ tục hành chính cần thiết khi giải quyết công việc hay biết cách thức xử lý các vụ việc tranh chấp, tránh việc “bị sách nhiễu” dẫn đến tốn kém thời gian, tiền bạc và công sức. Những vụ việc có sự giúp sức thông qua hoạt động này được diễn ra nhanh chóng, đúng trình tự, đúng thủ tục.