Quy định hình phạt trục xuất theo luật hình sự từ năm 1999 đến nay. Quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất. Điều kiện áp dụng hình phạt trục xuất.
Mục lục bài viết
1. Nội dung của hình phạt trục xuất:
Một nét đặc trưng của hình phạt trục xuất là nó không được ghi nhận với tư cách là chế tài trong phần các tội phạm Bộ luật hình sự. Khi quyết định hình phạt,
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Bên cạnh đó, Điều 37
Trục xuất khi được áp dụng là hình phạt chính: Trước hết, hình phạt chính là hình phạt được tuyên độc lập quy định tại khoản 1 Điều 32
Nội dung và điều kiện áp dụng hình phạt chính đó được các nhà làm luật quy định rất rõ ràng và chặt chẽ. Đối với mỗi tội phạm cụ thể ở phần các tội phạm, nhà làm luật quy định một hoặc nhiều hình phạt chính để Tòa án lựa chọn một trong số đó khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Với tư cách là hình phạt chính, Tòa án có thể tuyên một hình phạt trục xuất đối với một tội phạm và có thể tuyên độc lập mà không tuyên kèm hình phạt khác.
Tuy nhiên, pháp luật không hề quy định cụ thể trục xuất sẽ được áp dụng là hình phạt chính ở những tội nào hay nói cách khác những tội nào thì áp dụng hình phạt trục xuất là hình phạt chính. Đồng nghĩa với việc, trục xuất có thể được áp dụng là hình phạt chính đối với bất cứ tội nào được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015, tùy thuộc vào thực của từng vụ án và quan điểm của Hội đồng xét xử. Về thủ tục thi hành hình phạt trục xuất, nếu trục xuất được áp dụng là hình phạt chính thì Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án theo Điều 118 Luật thi hành án hình sự năm 2019, cụ thể:
Trường hợp trục xuất là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung trong trường hợp hình phạt chính là phạt tiền thì Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án. Quyết định phải ghi rõ họ, tên, chức vụ người ra quyết định; bản án được thi hành; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành án; hình phạt bổ sung; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành. Trục xuất khi được áp dụng là hình phạt bổ sung: Hình phạt bổ sung là một bộ phận cấu thành của hệ thống hình phạt được quy định trong khoản 2 Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015 và trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, thể hiện sự phong phú và cân đối của hệ thống hình phạt giúp cho việc xử lý tội phạm được toàn diện và triệt để.
Hình phạt bổ sung là loại hình phạt được áp dụng bổ sung cho hình phạt chính nhằm hỗ trợ cho hình phạt chính đạt được mục đích của hình phạt, có nghĩa là loại hình phạt này không được áp dụng độc lập mà chỉ được áp dụng kèm theo hình phạt chính đối với từng loại tội phạm cụ thể. Nhìn chung, hình phạt bổ sung nghiêm khắc hơn hình phạt chính, tuy nó chỉ được áp dụng kèm theo các hình phạt chính nhưng có vai trò tích cực thể hiện thông qua việc chủ động loại trừ khả năng phạm tội mới của người bị kết án, góp phần tiếp tục cải tạo, giáo dục người bị kết án và giúp đỡ họ tái hòa nhập xã hội sau khi đã chấp hành xong hình phạt chính.
Hình phạt trục xuất được áp dụng như hình phạt bổ sung nếu chưa áp dụng ở hình phạt chính. Khi áp dụng hình phạt trục xuất với tư cách hình phạt bổ sung thì hình phạt này có thể áp dụng kèm theo các hình phạt chính được quy định ở khoản 1 Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015. Trong quá trình thi hành án, nếu áp dụng trục xuất là hình phạt bổ sung thì quyết định thi hành án phải ghi đầy đủ hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
Việc quy định trục xuất vừa là hình phạt chính vừa đóng vai trò là hình sung tạo nên sự đa dạng trong việc áp dụng các hình phạt, giúp Hội đồng xét xử có thêm nhiều sự lựa chọn những hình phạt phù hợp với thực tế của từng vụ án khi xét xử. Hình phạt trục xuất có tính nghiêm khắc nhất định trong việc buộc những đối tượng nước ngoài đã bị kết án ở Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam khi đang sinh sống và tiến hành các hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa, hạn chế những đối tượng này tiếp tục có hành vi phạm pháp luật tại Việt Nam.
2. Điều kiện áp dụng hình phạt trục xuất:
Hình phạt trục xuất được áp dụng khi xử lý người nước ngoài bị kết án trong thời hạn luật định phải rời khỏi Việt Nam. Tức là, chủ thể của hình phạt này chỉ có thể là người nước ngoài, thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam và bị Tòa án, nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Trên cơ sở Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 (Điều 3), Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019 (Điều 3) thì khái niệm “Người nước ngoài” được hiểu là “Người không có quốc tịch Việt Nam”. Như vậy người nước ngoài được hiểu là người mang quốc tịch nước khác hoặc người không quốc tịch. Tuy nhiên có trường hợp biệt lệ cần lưu ý là, trục xuất sẽ không được áp dụng đối với người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam.
Với đối tượng này, Tòa án có thể áp dụng một trong các hình phạt chính khác căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà họ đã thực hiện. Mặc khác, trục xuất được áp dụng đối với chủ thể đặc biệt, đó là người nước ngoài mang thân phận ngoại giao, Nhà nước ta chủ yếu xử lý các trường hợp này thông qua con đường ngoại giao theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia hoặc theo thông lệ quốc tế. Trên thực tế có nhiều người Việt nam sinh sống ở nước ngoài vừa mang quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài, họ phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, khi điều tra, truy tố, xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định vào thời điểm phạm tội, họ nhập cảnh vào Việt Nam mang quốc tịch của quốc gia nào để xem xét có áp dụng hình phạt trục xuất hay không, bởi lẽ nếu họ nhập cảnh vào Việt Nam với tư cách công dân Việt Nam (mang hộ chiếu Việt Nam) thì vấn đề áp dụng hình phạt trục xuất không đặt ra khi Tòa án cân nhắc lựa chọn hình phạt.
Liên quan đến vấn đề này,
Bên cạnh đó Pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về trường hợp không được trục xuất nếu có lý do để tin rằng người bị trục xuất bị tra tấn. Tuy nhiên, khi quyết định áp dụng hình phạt trục xuất, Tòa án hoặc người có thẩm quyền đều phải cân nhắc đến lợi ích của người bị trục xuất, các quy định của pháp luật trong nước, pháp luật quốc tế trong đó có quy định tại Điều 3 của Công ước chống tra tấn để đưa ra quyết định phù hợp.
3. Quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất:
Tại Điều 6, 7, 8 Thông tư liên tịch Số: 07/2011/TTLT-BCA-BQP-BNG ngày 16 tháng 11 năm 2011 hướng dẫn thi hành án phạt trục xuất đã quy định rất rõ những quyền mà người bị trục xuất được hưởng:
– Người bị trục xuất có thể được kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam song phải thuộc một trong các trường hợp sau: Người đó đang ốm nặng, đang phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khỏe khác mà không thể đi lại được và được cơ quan y tế hoặc bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên chứng nhận; Phải chấp hành các hình phạt khác hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam; Có lý do chính đáng khác cản trở việc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam được thủ trưởng cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xác nhận. Nếu thuộc một trong các trường hợp trên, người bị trục xuất chỉ được kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam khi có quyết định của Tòa án đã ra quyết định thi hành án.
– Trong thời gian chờ xuất cảnh, người chấp hành án phải lưu trú tại nơi được cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh chỉ định. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đưa người chấp hành án phạt trục xuất vào cơ sở lưu trú của Bộ Công an nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Không có nơi thường trú, tạm trú; Nhập cảnh trái phép hoặc phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; Tự ý rời khỏi nơi lưu trú được chỉ định hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền; Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh; Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành án phạt trục xuất; Mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
Ngoài ra, khi người bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam thì khi rời khỏi lãnh thổ Việt Nam họ được mang theo tài sản hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật (Điều 5). Đây là quy định thể hiện sự tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa” đã được Hiến pháp Việt Nam năm 2013. Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này, khoản 2 Điều 5 Bộ luật hình sự năm 2015 cũng có quy định ưu đãi đối với đối tượng đặc biệt. Cụ thể:
Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Nếu trục xuất người nước ngoài phạm tội thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự được giải quyết bằng con đường ngoại giao giữa hai nước.
Song song với việc quy định quyền của người bị trục xuất, pháp luật đồng thời quy định những nghĩa vụ mà người này phải thực hiện tại Điều 3 Thông tư liên tịch Số: 07/2011/TTLT-BCA-BQP-BNG ngày 16 tháng 11 năm 2011 hướng dẫn thi hành án phạt trục xuất:
Thứ nhất, phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đúng thời hạn được ghi trong quyết định thi hành án của Tòa án nếu không thuộc một trong các trường hợp được kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam như Điều 4 của Nghị định này.
Thứ hai, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh; không được tự ý rời khỏi nơi quản lý, giám sát do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh chỉ định bằng văn bản.
Thứ ba, nộp các giấy tờ cần thiết để thi hành án theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Thứ tư, phải nhanh chóng hoàn thành xong các nghĩa vụ khác (nếu có) và hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đúng thời hạn.
Thứ năm, phải tự chịu chi phí về phương tiện xuất cảnh. Tuy nhiên, để tránh trường hợp người bị trục xuất lấy lý do chưa đủ khả năng tài chính nhằm dây dưa, kéo dài, gây khó khăn trong thi hành án đồng thời thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta, Người chấp hành án phạt trục xuất phải chịu chi phí vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu biển để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam; trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất không có khả năng tự chịu chi phí thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam giải quyết kinh phí đưa người chấp hành án phạt trục xuất về nước; trường hợp đã yêu cầu mà cơ quan, tổ chức đó vẫn chưa giải quyết được kinh phí nhưng vì lý do an ninh quốc gia cần phải trục xuất ngay thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an quyết định việc sử dụng ngân sách nhà nước chi trả vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu biển cho người chấp hành án phạt trục xuất theo Điều 124 Luật thi hành án hình sự năm 2019. Tất cả các quy định trên của Bộ luật hình sự năm 2015 về hình phạt trục xuất, mặc dù còn nhiều hạn chế, vướng mắc nhưng nó đã tạo điều kiện cho việc thi hành hình phạt trục xuất trên thực tế, không chỉ nhằm trừng trị, ngăn ngừa người phạm tội tiếp tục phạm tội mới mà còn giáo dục những người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng chống và phòng ngừa tội phạm.