Khi tham gia giao thông, để bảo đảm an toàn mỗi người cần tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Vậy dắt chó đi dạo bằng xe máy bị phạt bao nhiêu tiền? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Dắt chó đi dạo bằng xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Khi tham gia giao thông, cụ thể là khi đang đi xe máy mà dắt theo chó có thể gây mất an toàn, mất tập trung khi lái xe hoặc dễ gây tai nạn giao thông, bởi lẽ khi lái xe người tham gia giao thông phải tập trung vào điều khiển phương tiện, khó có thể để ý được vật nuôi nên rất dễ gây ra tai nạn.
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 10
Tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này quy định người điều khiển, dẫn dắt súc vật, vi phạm quy tắc giao thông đường bộ còn bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng nếu có những hành vi như không nhường đường theo quy định, không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn giao thông, không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố…
Súc vật hay còn gọi là vật nuôi theo cách hiểu chung nhất là những loài động vật được nuôi trong nhà, chúng có thể được thuần hóa, có thể bao gồm gia súc, gia cầm, thú cưng hoặc vật nuôi khác. Như vậy trong trường hợp trên chó chính là sức vật. Vậy nên việc đang điều xe máy hoặc ngồi trên xe máy khi đang tham gia giao thông mà dắt thêm cho để đi dạo là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, nếu dắt vào đường cao tốc trái quy định sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, hoặc nếu dắt cho đi dạo bằng xe máy mà vi phạm quy tắc giao thông đường bộ còn bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.
Bên cạnh đó, nếu dắt cho đi dạo bằng xe máy mà gây tai nạn ngoài bị xử lý hành chính còn có thể phải bồi thường thiệt hại cho người bị tại nạn hoặc nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chẳng hạn như đang điều khiển xe mà không thể tập trung vào vật nuôi, để cho thú nuôi tuột khỏi tay lao vào người và các phương tiện trên đường gây tai nạn, hoặc thú cưng ra đường nhưng không đeo giọ mõm cắn những người tham gia giao thông vừa gây tai nạn giao thông vừa gây thiệt hại về người.
2. Dắt chó đi dạo bằng xe máy gây tai nạn phải chịu những trách nhiệm gì?
2.1. Trách nhiệm hình sự:
Theo quy định, trường hợp thú cưng gây tai nạn dẫn đến chết người, chủ sở hữu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015. Tội phạm này có khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Nếu phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Tuy nhiên, để cấu thành tội phạm này phải đáp ứng đầy đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm của tội này. Đặc biệt là về mặt chủ quan; nếu người dắt chó đi dạo có lỗi vô ý vì quá tự tin, nghĩa là người này thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra.
Ngoài ra, hành vi này còn có thể cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ mà có tình tiết làm chết người hoặc Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho người khác hoặc gây thiệt hại về tài sản tùy mức độ thiệt hại mà sẽ có mức hình phạt khác nhau theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
2.2. Trách nhiệm bồi thường:
Căn cứ khoản 4 Điều 66 Luật Chăn nuôi 2018 có quy định chủ nuôi chó, mèo phải bồi thường thiệt hại theo quy định nếu chó, mèo tấn công, gây thiệt hại. Do súc vật vẫn mang bản tính hoang dã, bản tính thú dữ nên nhiều trường hợp vẫn có thể gây ra thiệt hại cho người khác.
Căn cứ theo Điều 603 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra được quy định như sau:
– Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác, người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Nếu người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
– Nếu súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường.
– Nếu chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật đều có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: A dắt chó vào công viên đi dạo, chó không rọ mõm cắn B. Vậy, mọi chi phí thuốc men, chạy chữa, phục hồi sức khỏe, tổn thất thu nhập của B … và các thiệt hại khác của B thì A có nghĩa vụ thanh toán.
Như vậy, hành vi dắt chó đi dạo bằng xe máy gây tại nạn, có gây thiệt hại thì thường chủ vật nuôi sẽ là người phải bồi thường cho người bị thiệt hại, các chi phí đó có thể là: chi phí sửa chữa phương tiện hư hỏng; chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ; thu nhập bị mất của người bị thiệt hại; bồi thường chi phí mai táng và thay người bị thiệt hại thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nếu người này chết,….
3. Người dắt chó ra đường mà không đeo rọ mõm có bị xử phạt không?
Căn cứ Điều 7 Văn bản hợp nhất số: 02/VBHN-BNNPTNT năm 2022 nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú ý quy định hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng hoặc Hành vi không thực hiện cách ly, chăm sóc, chữa bệnh cho động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, trừ trường hợp cấm chữa bệnh hoặc phải giết mổ, tiêu hủy bắt buộc thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
Như vậy, đối với việc người dắt chó ra đường mà không đeo rọ mõm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đén 2.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Ngoài ra nếu chó đang bị bệnh mà không cách ly vẫn dắt cho đi dạo mà không đeo rọ mõm còn có thể bị phạt tiền tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Văn bản hợp nhất số: 02/VBHN-BNNPTNT năm 2022 nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú ý thì mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm này là mức phạt được áp dụng đối với cá nhân.
Ngoài ra, hành vi dắt cho ra đường mà không đeo rọ mõm nếu gây thiệt hại cho người khác thì chủ vật nuôi, hoặc người chiếm hữu còn có thể phải bồi thường theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, trường hợp nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Dân sự năm 2015
Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGTVT năm 2022 nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Văn bản hợp nhất số: 02/VBHN-BNNPTNT năm 2022 nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú ý