Thực trạng pháp luật tố tụng hình sự về vai trò của Viện kiểm sát trong việc phê chuẩn biện pháp áp dụng điều tra tố tụng đặc biệt.
Thực trạng pháp luật tố tụng hình sự về vai trò của Viện kiểm sát trong áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Do phải đảm bảo bí mật khi áp dụng và cũng để tránh ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, người bị buộc tội nên khi các biện pháp này đang diễn ra, chỉ có Viện kiểm sát nhân dân mới được tiến hành các biện pháp kiểm sát mang tính chất trực tiếp nhất, cụ thể nhất, còn các thiết chế khác hầu hết chỉ thực hiện theo phương châm “kiểm tra kết quả” (Các thiết chế khác như cơ quan Đảng, Quốc Hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên, cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, cơ quan thanh tra của ngành cũng thực hiện hình thức kiểm tra qua hồ sơ, tài liệu thông qua báo cáo của
Quy định về việc phê chuẩn áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Căn cứ vào thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự cho thấy trong tình hình hiện nay các tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm về ma túy, vũ khí, tội mua bán người, khủng bố … đang có xu hướng ngày càng tinh vi, kín kẽ, xảo quyệt, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện công nghệ cao để phạm tội. Nếu chỉ được áp dụng các biện pháp điều tra công khai đã được quy định trong BLTTHS năm 2003 sẽ dẫn đến khả năng hiệu quả thu thập chứng cứ không cao.
Vì vậy BLTTHS năm 2015 đã quy định thêm riêng chương XVI với 08 điều, từ Điều 223 đến Điều 228 với các nội dung quy định về Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cũng như những nội dung cụ thể trong thực thi biện pháp này như các trường hợp được áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; Thẩm quyền, trách nhiệm quyết định và thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Việc thu thập chứng cứ bằng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (như ghi âm, ghi hình bí mật, nghe điện thoại bí mật, thu thập bí mật dữ liệu điện tử), trong nhiều trường hợp, đây là nguồn chứng cứ có giá trị chứng minh tội phạm trực tiếp. Trước đây, các biện pháp này không quy định trong luật thì phải tiến hành thủ tục chuyển hóa chứng cứ, tuy nhiên trong nhiều trường hợp vì nhiều lý do khác nhau mà không tiến hành chuyển hóa được, do đó đã làm hạn chế đi một nguồn chứng cứ hết sức thuyết phục, thậm chí người phạm tội phải tâm phục, khẩu phục ngay.
Có thể nói việc luật hóa các biện pháp điều tra đặc biệt trong BLTTHS lần này là cần thiết, nhằm cụ thể hóa yêu cầu của
Đối với việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, VKS có trách nhiệm kiểm tra, xem xét, đánh giá tính chất, mức độ cần thiết phải áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt hay không? Nếu có thì áp dụng biện pháp nào cho phù hợp, hiệu quả trong việc thu thập chứng cứ để có thể ra quyết định phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt một cách kịp thời và chính xác nhất.
Vì là quy định mới nên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng còn chưa thực sự quen với hoạt động tiến hành các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện và kiểm sát việc thực hiện các biện pháp này. Khó khăn nhất cần phải đề cập là đặc thù của biện pháp mang tính trinh sát từ trước vốn đã là nghiệp vụ bí mật. Công tác trinh sát là công tác đặc thù của ngành Công an, đặc trưng của công tác này là sự bí mật trong hoạt động áp dụng.
Tuy nhiên, khi đã luật hóa bằng quy định của BLTTHS năm 2015 thì việc áp dụng các biện pháp này phải tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục do BLTTHS năm 2015 quy định, cũng như tiến hành dưới sự kiểm tra, giám sát của một thiết chế đặc thù có vai trò kiểm sát là VKSND. Chính vì vậy, hoạt động áp dụng này cần phải có sự đổi mới, khác biệt so với áp dụng các biện pháp trinh sát trước kia.
Theo quy định của Điều 165 BLTTHS năm 2015 thì: Viện kiểm sát có quyền phê chuẩn, không phê chuẩn việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định tố tụng khác không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này… Đồng thời theo quy định của Điều 225 BLTTHS năm 2015 thì: Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ việc áp dụng biện pháp này, kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ nếu xét thấy không còn cần thiết.
Như vậy, theo quy định, hoạt động áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cần phải có sự phê chuẩn của VKSND cùng cấp.
Điều này nhằm đảm bảo thủ tục áp dụng biện pháp này chặt chẽ hơn, tránh sự lạm dụng dẫn đến vi phạm các quyền con người cơ bản của người bị áp dụng. Khi kiểm sát việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, Viện kiểm sát cần phải xác định tính hợp pháp và có căn cứ của việc áp dụng biện pháp đó về các yếu tố như: đúng về loại tội danh được phép áp dụng về cơ quan có thẩm quyền áp dụng, về trình tự, thủ tục áp dụng.
Nếu nhận thấy quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt của Cơ quan điều tra là không có căn cứ thì ra quyết không phê chuẩn và yêu cầu Cơ quan điều tra đình chỉ việc áp dụng biện pháp này ngày.
Như vậy, việc xem xét tính có căn cứ trong việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt của VKSND chính là hoạt động kiểm sát đối với cơ quan điều tra, sự kiểm sát của VKSND là cơ chế phát hiện những vi phạm, lạm dụng trong áp dụng biện pháp này cũng như góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân của chủ thể bị áp dụng.
Theo đó, “quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải được Viện trưởng VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành”, điều đó cũng có nghĩa, nếu VKS cùng cấp không phê chuẩn thì CQĐT không được áp dụng các biện pháp này. Đây là một điểm đặc biệt khác biệt so với việc CQĐT áp dụng các biện pháp điều tra công khai theo tố tụng. Theo quy định tại Điều 60 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành theo Quyết định số 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao (gọi tắt là Quy chế 111), trong hoạt động kiểm sát việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, Kiểm sát viên (KSV) cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, kiểm sát chặt chẽ nguyên tắc, căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, việc sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Thứ hai, trường hợp CQĐT đề nghị phê chuẩn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thì KSV yêu cầu CQĐT cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu gửi kèm văn bản đề nghị VKS phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Sau khi nghiên cứu, KSV báo cáo, đề xuất Lãnh đạo đơn vị, Lãnh đạo VKS xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Thứ ba, trường hợp có căn cứ và xét thấy cần thiết mà CQĐT không ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thì KSV báo cáo, đề xuất Lãnh đạo đơn vị, Lãnh đạo VKS ra văn bản yêu cầu CQĐT ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; nếu CQĐT không thực hiện thì Lãnh đạo VKS thực hiện quyền kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vụ án do CQĐT cấp huyện, CQĐT quân sự khu vực thụ lý, điều tra mà có căn cứ cần phải áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, nhưng Thủ trưởng CQĐT không đề nghị Thủ trưởng CQĐT cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định áp dụng thì Viện trưởng VKSND cấp huyện, Viện trưởng VKS quân sự khu vực ra văn bản yêu cầu CQĐT đang thụ lý, điều tra đề nghị CQĐT cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định áp dụng, nếu cơ quan này không thực hiện thì báo cáo, đề xuất Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp yêu cầu CQĐT cấp tỉnh, CQĐT quân sự cấp quân khu xem xét, quyết định.