Hiện nay, các hành vi vi phạm về lĩnh vực kế toán được quy định cụ thể tại Nghị định số 41/2018/NĐ-CP. Dưới đây là các mức xử phạt vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ kế toán:
Mục lục bài viết
1. Xử phạt vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ kế toán:
Thứ nhất, hình thức xử phạt chính:
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định số 41/2018/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ kế toán gồm:
– Phạt cảnh cáo.
– Phạt tiền.
Thứ hai, hình thức xử phạt bổ sung:
– Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán trong thời gian từ 01 tháng đến 12 tháng.
– Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng.
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
– Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng.
(căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định số 41/2018/NĐ-CP).
Thứ ba, các biện pháp khắc phục hậu quả:
– Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ.
– Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo.
– Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
– Buộc hủy các chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
– Buộc bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của sổ kế toán.
– Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin số liệu trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán.
– Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề.
– Buộc bổ sung vào sổ kế toán đối với các hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị.
– Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
– Buộc khôi phục lại sổ kế toán.
– Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính.
– Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.
– Bổ nhiệm hoặc thuê người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
2. Một số mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ kế toán:
Hành vi | Mức phạt vi phạm | Hình thức xử phạt bổ sung | Biện pháp khắc phục hậu quả | Căn cứ pháp lý |
Vi phạm quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán | ||||
Hành vi xác nhận không đúng thực tế các tài liệu trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán. | Phạt tiền 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng | Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi vi phạm |
| Điều 24 Nghị định số 41/2018/NĐ-CP |
Hành vi kê khai không đúng thực tế trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán. | Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng |
|
| |
Hành vi gian lận, giả mạo hồ sơ để đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán. | Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng |
|
| |
Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán | ||||
Nộp trả lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo quy định cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi bị thu hồi hoặc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán | Phạt cảnh cáo |
|
| Điều 25 Nghị định số 41/2018/NĐ-CP |
Làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định trong các trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật kế toán. |
|
| ||
Nộp trả lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định khi chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán | Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng |
|
| |
Hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán | Tịch thu tang vật vi phạm |
| ||
Không làm thủ tục hoặc làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán trong các trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật kế toán chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định |
|
| ||
Cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán. |
| Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được | ||
Tổ chức không nộp trả lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính khi chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán | Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng |
|
| |
Hành vi giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán. | Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng |
|
| |
Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ kế toán | ||||
Hành vi giới thiệu sai sự thật về trình độ, kinh nghiệm, khả năng và điều kiện cung cấp dịch vụ của kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán. | Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng |
|
| Điều 26 Nghị định số 41/2018/NĐ-CP |
Hành vi thông đồng, móc nối với khách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin sai sự thật khi cung cấp dịch vụ kế toán. | Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng |
|
|
|
Vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ hồ sơ dịch vụ kế toán | ||||
Hành vi bảo quản, lưu trữ hồ sơ dịch vụ kế toán không đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và trong thời hạn lưu trữ. | Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng |
|
| Điều 27 Nghị định số 41/2018/NĐ-CP |
Hành vi không thực hiện lưu trữ hồ sơ dịch vụ kế toán theo quy định. | Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng |
|
|
|
Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ kế toán | ||||
Doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán nhưng không làm thủ tục xóa cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi theo quy định. | Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng |
|
| Điều 28 Nghị định số 41/2018/NĐ-CP |
Cung cấp dịch vụ kế toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán | Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng |
| Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được | |
Tiếp tục kinh doanh dịch vụ kế toán khi đã tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán; bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán; bị chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán. |
|
3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành chính trong lĩnh vực kinh doanh kế toán:
Căn cứ quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ là 01 năm, ngoại trừ một số lĩnh vực thời hiệu xử lý sẽ là 02 năm như: kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả.
Theo đó, đối với lĩnh vực kinh doanh kế toán, thời hiệu xử lý vi phạm là 02 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-VPQH Luật xử lý vi phạm hành chính;
Nghị định số 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.